Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý ở trẻ em: Mách cha mẹ 6 cách phòng ngừa hiệu quả!

Ngày đăng: 13 Tháng Hai, 2018
5/5 - (9 bình chọn)

Theo số liệu thống kê của khoa Tâm bệnh Tp HCM, trong 6 tháng đầu năm 2017 có tới 2.200 trẻ em được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái 1.500 trẻ. Tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng đã khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Và đừng đợi đến lúc con bạn mắc bệnh mới tìm cách chạy chữa, ngay từ bây giờ hãy thực hiện 6 cách sau để phòng ngừa chứng tăng động giảm chú ý này.

Chăm sóc tốt cho con ngay từ trong bụng mẹ

Theo chuyên gia Thần kinh học, các mẹ có thể giảm nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cho con bằng cách giữ gìn sức khỏe trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau: 

– Thăm khám định kỳ để có thể sớm phát hiện những bất thường của thai nhi (nếu có).

– Ngưng sử dụng rượu bia, ma túy và các chất kích thích.

– Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều chì, khói thuốc lá…

– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính, ipad…

– Tránh lạm dụng thuốc giảm đau paracetamol trong quá trình mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Mẹ bầu lạm dụng rượu làm tăng gấp 2 lần nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động giảm chú ý

Xem thêmTăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Dù trẻ có hay không mắc chứng tăng động giảm chú ý thì một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, cân bằng với đầy đủ các chất dinh dưỡng đều rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia nhằm hạn chế nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ:

– Đảm bảo cung cấp đầy đủ acid béo Omega – 3 cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như: cá hồi, cá mòi, cá thu, hạt lanh, hạt óc chó… bởi chúng rất tốt cho sức khỏe não bộ và sự phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ nhỏ.

– Bắt đầu ngày mới của trẻ bằng một bữa sáng giàu chất đạm với bơ, đậu phộng, sữa chua, sữa, pho mát, trứng…

– Hạn chế đường, các chất phụ gia, chất bảo quản có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh chẳng hạn như: bánh, kẹo, nước ngọt có ga, pizza, xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói…

– Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ tập trung chú ý trong việc học tập hơn khi chúng được ngủ ngon giấc. Do vậy bạn cần đảm bảo con được ngủ đủ giấc vào ban đêm (9 – 10 giờ).

– Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt động thể thao mang tính đồng đội để trẻ được phát triển một cách toàn diện.

Xem thêm: 9 nguyên tắc về chế độ ăn cho trẻ tăng động giảm chú ý

Lập kế hoạch công việc hàng ngày

Tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ có chứng tăng động giảm chú ý đều được hưởng lợi từ các công việc có kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Bạn cần lập một kế hoạch công việc hàng ngày của trẻ thật chi tiết từ việc thức giấc đúng giờ, ăn uống, làm bài tập về nhà, làm việc nhà giúp cha mẹ, xem ti vi, tham gia các hoạt động sau thời gian học, đi ngủ… Đặt lịch ở những nơi mà trẻ dễ dàng nhìn thấy, như vậy trẻ mới hiểu rõ những gì được mong đợi và tự thực hiện đúng theo kế hoạch. Bạn sẽ là người giám sát, theo dõi quá trình trẻ thực hiện, tránh tình trạng gián đoạn vì bất kỳ 1 lý do gì.

Đối với trẻ lớn hơn thì việc lập một lịch trình công việc cụ thể giúp thời gian sau giờ học của trẻ được sử dụng một cách hiệu quả.

Lập kế hoạch hằng ngày giúp trẻ nâng cao kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc

Giáo dục hành vi cho trẻ

Nhiều nhà trị liệu tin rằng, giáo dục hành vi cho trẻ từ nhỏ có thể tác động tích cực tới sự phát triển và quá trình hình thành tính cách, hành vi của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Thúc đẩy mối quan hệ tích cực, sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái bằng cách dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động mà con yêu thích

Bước 2: Thường xuyên khuyến khích, khen ngợi mỗi khi trẻ làm được một việc tốt. Có thể dùng những phần thường nhỏ như: được đi chơi cùng bố mẹ vào cuối tuần, được mẹ nấu những món ăn yêu thích,…

Bước 3: Giải thích rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu mọi nhiệm mà trẻ được giao, đồng thời giữ sự mong đợi của bạn ở mức phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Bước 4: Nhất quán trong mọi hành động của bạn với  trẻ. Ví dụ như bạn hay khen ngợi mỗi khi trẻ làm việc tốt, thì nhất định những lần khác bạn cũng nên làm như vậy, bởi nếu không, trẻ sẽ nghĩ mình làm không tốt và sau đó không thực hiện nữa.

Bước 5: Giải thích rõ ràng những kết quả tiêu cực mà trẻ có thể nhận được khi làm một điều gì đó không đúng, để trẻ hiểu mà từ đó có những hành vi tích cực hơn.

Hãy viết ra các quy tắc, phần thưởng nếu trẻ làm tốt và hậu quả nếu làm không đúng. Sau đó đặt chúng ở những nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy và thực hiện theo. Với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng hình vẽ mình họa để giúp trẻ dễ hiểu hơn.

Dạy trẻ kỹ năng tập trung, chú ý từ sớm

Sự tập trung, chú ý là một kỹ năng quan trọng với trẻ, nhất là trẻ có nguy cơ cao mắc chứng tăng động giảm chú ý. Thường xuyên trò chuyện với trẻ đồng thời khuyến khích trẻ chơi các trò chơi như lego, xếp hình, giải đố,… là cách hay giúp tăng sự tập trung, chú ý ở trẻ nhỏ. Bạn cũng nên sắp xếp khu vực học tập của trẻ thật yên tĩnh, tránh xa những phiền nhiễu từ bên ngoài, hạn chế sự phân tâm.

Hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Nhiều chuyên gia cho rằng việc để trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng không tốt tới tới khả năng tập trung, chú ý, và kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, cha mẹ nên hạn chế tối đa thời gian trẻ tiếp xúc với điện thoại, ti vi, máy tính ở mức an toàn:

– Trẻ <18 tháng tuổi: Không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử

– Trẻ 2 – 5 tuổi: Không quá 1 giờ.

– Trẻ 6 – 11 tuổi: Khoảng 1 – 1, 5 giờ/ngày

– Trẻ từ 12 – 16 tuổi: Khoảng 1,5-2 giờ

– Trẻ từ 16 tuổi trở lên: Khoảng 2 – 2,5 giờ/ngày

Để hiểu rõ hơn về những tác hại của thiết bị điện tử tới trẻ, mời các bậc phụ huynh lắng nghe chuyên gia chia sẻ trong video sau:

Xem nhiều thiết bị điện tử làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động ở trẻ

Đọc đến đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ về cách phòng ngừa chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp giúp bạn!

Xem thêm: Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa khỏi được không?

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/preventing-adhd#3

https://www.psychologytoday.com/blog/suffer-the-children/201502/30-ways-prevent-adhd

Viết bình luận