Bệnh mạch vành

Suy tim phải: Đe dọa tử vong sớm nếu không điều trị kịp thời

Ngày đăng: 12 Tháng Năm, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Suy tim phải là dạng bệnh hiếm gặp trong các thể suy tim, nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều so với các dạng bệnh khác nếu không được phát hiện và điều trị. Vì vậy, việc nhận thức sớm về bệnh rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử” và có thể sống khỏe mạnh như người bình thường.

Khái niệm suy tim phải

Suy tim phải là tình trạng suy giảm chức năng bơm máu của tim, xảy ra ở tâm thất và tâm nhĩ phải, làm giảm khả năng bơm máu nghèo oxy từ tâm thất phải trở về phổi.

Hậu quả của suy tim phải là ứ đọng máu tại các tĩnh mạch gây ra phù. Sau thời gian dài không điều trị sẽ dẫn tới phì đại thất phải, kéo theo giảm đáng kể khả năng bơm máu tới các cơ quan của tim.

Triệu chứng suy tim phải

Người bệnh suy tim phải có nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ bệnh. Các dấu hiệu thường thấy nhất là:

– Khó thở, hay bị hụt hơi, thở khò khè; đặc biệt rõ khi vận động thể lực hay khi ngủ.

– Ho khan

– Đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc đập bất thường

– Phù tại các vị trí như bụng, chân, bàn chân, mắt cá chân…

– Chán ăn, buồn nôn, nôn.

– Thường xuyên đi tiểu ban đêm.

– Đột ngột tăng cân không rõ lý do.

– Mệt mỏi.

– Chóng mặt, hoa mắt.

– Tím tái toàn thân do máu giàu CO2 bị ứ đọng tại tĩnh mạch.

– Thấy rõ các tĩnh mạch vùng cổ

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu như đột ngột khó thở và rối loạn nhịp tim trong cơn đau thắt ngực; hụt hơi, ho có đờm hồng hoặc trắng; ngất xỉu… thì cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim phải

Nếu bạn nhận thấy mình hay người thân có những dấu hiệu của bệnh suy tim phải hoặc được chẩn đoán mắc phải bệnh này, bạn có thể liên hệ với Trung Mỹ qua số điện thoại 024.3775.9051 để được hỗ trợ tư vấn

Nguyên nhân gây suy tim phải là gì?

Một số nguyên nhân gây suy tim phải thường gặp nhất là:

– Tiến triển của các bệnh lý tim mạch: Suy tim trái, xơ vữa mạch vành, hẹp/hở van động mạch chủ; hẹp/hở van 3 lá, dị tật tim bẩm sinh, màng ngoài tim bị co thắt, rối loạn nhịp tim…

– Hậu quả của một số bệnh về phổi: Hẹp phế quản, bệnh phổi mạn tính.

– Biến chứng của cao huyết áp, đái tháo đường.

– Hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng ma túy thời gian dài.

– Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường, hóa trị ung thư…

Suy tim phải nguy hiểm như thế nào?

Suy tim phải có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì cũng như mức độ tiến triển bệnh. Những trường hợp bệnh nhân điều trị tốt và có lối sống khoa học vẫn có thể có cuộc sống bình thường. Nhưng nếu chủ quan để bệnh trở nặng, suy tim phải có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Nhồi máu cơ tim

– Rung nhĩ, tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tai biến mạch máu não và tắc nghẽn ở nhiều vị trí động mạch.

– Suy tim mạn tính dẫn tới hội chứng suy mòn – sụt cân nhanh chóng đến mức nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa mạng sống.

– Suy giảm chức năng gan thận: Suy tim phải có thể gây tăng áp lực lên gan thận, làm giảm khả năng hoạt động của hai cơ quan này. Thậm chí nhiều bệnh nhân phải lọc máu để duy trì sự sống do thận làm việc không hiệu quả.

Cách chẩn đoán bệnh suy tim phải

Ngoài việc khai thác triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, để chẩn đoán suy tim phải chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài các xét nghiệm khác như:

– Chụp cắt lớp vi tính tim.

– Chụp mạch vành.

– X – quang ngực.

– Siêu âm tim.

– Điện tim đồ.

– Bài kiểm tra khả năng làm việc dưới áp lực cao của tim.

– Sinh thiết cơ tim.

– Xét nghiệm máu.

– Đánh giá chức năng phổi.

Điều trị suy tim phải như thế nào?

Điều quan trọng nhất trong chữa bệnh suy tim phải là giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân cũng như điều trị các bệnh lý căn nguyên. Bệnh nhân có thể được chỉ định phối hợp nhiều phương pháp gồm:

Uống thuốc tây

Có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim phải. Việc chọn lựa nhóm thuốc nào cần căn cứ vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng, tuổi, giới tính cũng như tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Các nhóm thuốc phổ biến là:

– Thuốc lợi tiểu để giảm phù.

– Thuốc giãn mạch nhằm tăng lưu thông máu trong cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho tim phải.

– Thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II: Hạ áp, tăng tuần hoàn máu và giảm áp lực cho tim.

– Thuốc chẹn beta giao cảm: Ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim

– Digitalis: Tăng cường sức co bóp của cơ tim

– Thuốc hạ mỡ máu: để giảm lượng LDL – cholesterol xấu gây ra mảng xơ vữa ngăn chặn dòng máu về tim.

Giải pháp từ dược liệu tự nhiên

Trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm về ứng dụng dược liệu tự nhiên trong điều trị các bệnh lý mạn tính như suy tim phải; các dược liệu Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Đan sâm, Nattokinase,… đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu đến cơ tim, ổn định áp huyết, hạ cholesterol, ngăn ngừa cục máu đông. Các chuyên gia Tim mạch đầu ngành khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa những thảo dược này cùng thuốc tây trong điều trị suy tim phải để nâng cao hiệu quả trị bệnh, ngăn chặn các biến chứng tiềm ẩn và bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân.

Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim chứa dược liệu Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Đan sâm

Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây suy tim phải, nhưng sẽ rất có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh tiến triển. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân suy tim phải nên điều chỉnh chế độ ăn như sau:

– Ăn nhạt, giảm đường và chất béo xấu từ mỡ động vật.

– Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, sữa ít béo.

– Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích như cà phê, ma túy…

– Thường xuyên theo dõi đường máu, áp huyết.

– Luyện tập thể thao hằng ngày ít nhất 30 phút, lựa chọn các bài tập vừa sức như đi bộ, hít thở sâu, thiền, yoga…

– Không để bản thân quá mệt mỏi, stress.

– Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi bệnh.

Bệnh nhân suy tim phải nên thăm khám sức khỏe định kỳ

Phẫu thuật

Khi các phương pháp nội khoa không còn mang lại tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số loại phẫu thuật nhằm can thiệp vào hoạt động chức năng của tim như cấy máy khử rung, máy tạo nhịp tim, cấy thiết bị hỗ trợ hoạt động của tâm thất phải. Thậm chí, nếu vẫn không thành công, phương án cuối cùng là phải phẫu thuật cấy ghép tim mới được hiến tặng từ người khác để duy trì sự sống cho bệnh nhân.

Điều trị suy tim phải từ khi chớm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để phòng tránh biến chứng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vì vậy, nếu có bệnh hoặc nghi ngờ mắc suy tim phải, bạn cần thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ trị bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe trái tim.

Ds. Lương Lan

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/tc/right-sided-heart-failure-topic-overview#2

https://www.baptisthealth.com/pages/services/heart-care/conditions/right-sided-heart-failure.aspx

Viết bình luận