Huyết áp thấp và thiếu máu não

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? – Lắng nghe chuyên gia giải đáp

Ngày đăng: 2 Tháng Mười, 2018
5/5 - (7 bình chọn)

Hiện nay, theo số liệu thống kê, ước tính có tới 50% người Mỹ trưởng thành từ 65 tuổi trở lên đã và đang mắc chứng rối loạn tiền đình. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng và có xu hướng mở rộng đến độ tuổi lao động (25 – 50 tuổi). Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Và liệu có cách nào để trị khỏi hoàn toàn? Cùng lắng nghe giải đáp từ chuyên gia trong bài viết sau.

Câu hỏi: Tôi năm nay đã 38 tuổi, làm công việc văn phòng. 3 tháng gần đây tôi thường xuyên có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, khó ngủ. Tôi vừa đi khám và được chẩn đoán rối loạn tiền đình. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không và hiện nay có phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn không?

Rối loạn tiền đình thường có triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, mất thăng bằng…

Giải đáp từ chuyên gia:

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, và rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não, dẫn đến bệnh thường khó được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Do đó, dù không quá nguy hiểm, nhưng rối loạn tiền đình lại thường gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể bao gồm:

– Cơ thể luôn mệt mỏi, kèm theo những cơn hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng… xảy đến bất ngờ khiến người bệnh dễ bị ngã, ngất, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu người bệnh đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao…

– Những cơn đau đầu cùng sự mệt mỏi triển miên sẽ khiến bạn không thể tập trung, chú ý trong mọi thứ, điều này gây suy giảm chất lượng công việc, cuộc sống gia đình.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính giác, nhẹ thì gây ù tai, nặng hơn có thể gây điếc.

– Rối loạn cảm xúc, buồn vui thất thường, tính tình nóng nảy, hay cáu gắt vô cớ.

– Gây nhiều biến chứng trên thần kinh, tim mạch, huyết áp.

3 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phổ biến hiện nay

Thuốc tây

Mặc dù không thể giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh nhưng thuốc vẫn là chỉ định đầu tay trong điều trị rối loạn tiền đình, bởi lẽ chúng có thể chặn đứng các triệu chứng giúp người thoải mái, giảm bớt sự mệt mỏi.  Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình:

– Nhóm kháng histamin (Promethazine, dimenhydrinate…): Giảm nhanh triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Nhóm kháng cholinergic (Scopolamine…): Giảm có thắt cơ trơn, cải thiện triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt…

– Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn máu (Piracetam, ginkgobiloba…): Tăng cường tuần hoàn máu lên não giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, ù tai hiệu quả.

– Nhóm kháng sinh và thuốc chống viêm: Được sử dụng trong trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn tiền đình do viêm tai giữa, viêm thần kinh tai…

– Thuốc giảm đau: Chỉ được sử dụng khi người bệnh không thể chịu đựng những cơn đau đầu do rối loạn tiền đình.

Thuốc tây luôn là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích mà thuốc mang lại, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh chẳng hạn như: Rối loạn tiêu hóa, nồi mề đay, dị ứng, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, viêm loét dạ dày…

Thảo dược tự nhiên

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Đương quy có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào máu tại tủy xương, tằng cường tuần hoàn máu nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Khi kết hợp Đương quy cùng thảo dược Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng tăng cường máu lưu thông lên não, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời cung cấp các tiền tố cho quá trình tạo máu, nhờ đó cải thiện cả số lượng và chất lượng máu hiệu quả. Sự kết hợp của bộ ba thảo dược trên tạo thành một công thức ưu việt, hoàn hảo cho người bệnh rối loạn tiền đình.

Đương quy là thảo dược quý cho người bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học không chỉ góp phần đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiền đình mà còn giúp ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Do đó, người bệnh nên:

– Uống nhiều nước mỗi ngày (1.5 – 2 lít/ngày) nhằm tăng cường lưu lượng tuần hoàn giúp cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…

– Bổ sung thực phẩm giàu acid folic như rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì, mầm lúa mì… có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình giúp cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt… hiệu quả

– Tăng cường bổ sung các vitamin B6, C, D… bởi chúng không chỉ giúp tăng khả năng miễn dịch mà còn góp phần cải thiện chức năng tiền đình.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối như bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp…

– Giảm lượng thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất kích thích, bởi chúng có thể khiến triệu chứng ù tai thêm trầm trọng.

– Hạn chế tối đa lượng rượu, bia, bởi chúng có thể gây mất nước đồng thời kích thích hệ thần kinh khiến người bệnh thường xuyên bị đau đầu.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn độc giả đã có thể tự tìm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?”, từ đó có những nhận định đúng đắn trong việc phòng và trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hay liên hệ ngay tời số (024).3775.90510972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorders/treatment/vestibular-medication

https://www.webmd.com/brain/vestibular-disorders-facts#1

Viết bình luận