Bệnh động kinh

Rối loạn tic: Rối loạn vận động phổ biến ở trẻ ít cha mẹ biết đến

Ngày đăng: 30 Tháng Mười Một, 2017
5/5 - (24 bình chọn)

Rối loạn tic (còn gọi là tật máy giật) là rối loạn vận động cơ phổ biến ở trẻ em hiện nay. Mặc dù không nguy hiểm như các bệnh lý mạn tính khác, nhưng nếu không sớm phát hiện, điều trị, tic gây khó chịu và làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, học tập của trẻ.

Rối loạn tic là bệnh gì?

Tic là sự lặp đi lặp lại những cử chỉ hoặc âm thanh vô nghĩa mà bản thân người bệnh không tự kiểm soát được, thường diễn ra nhanh và liên quan đến một nhóm cơ, chủ yếu là cơ mặt.

Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến một số rối loạn khác đi kèm như tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tự kỷ, rối loạn lo âu…

Dấu hiệu nhận biết Tic

Tic âm thanh (ở 20% trẻ)

– Tic âm thanh đơn giản là những tiếng ồn vô nghĩa giống như tiếng hét, kêu ré, e hèm trong cổ họng, ho, ngáy, lẩm nhẩm…

– Tic âm thanh phức tạp là những từ, cụm từ và các câu ngắn. Trẻ có thể lặp lại từ của chính mình hoặc nhại lại lời người khác. 10% trẻ có những lời nói tục tĩu, không phù hợp với hoàn cảnh.

Tic vận động (ở 80% trẻ)

– Tic vận động đơn giản là máy giật cơ trên khuôn mặt và cổ như như nháy mắt liên tục, nhăn mặt, nhún vai, chun mũi… và kéo dài trong vài giây.

– Tic vận động phức tạp là những hành động kéo dài và được thực hiện theo cùng một thứ tự như cắn môi, cắn lưỡi, nhổ tóc, vươn ra chạm vào cái gì đó nhiều lần, đá một chân liên tục, bắt chước hành động của người khác…

Ngoài ra, biểu hiện của rối loạn tic có thể có những đặc điểm sau:

– Nhiều trường hợp có chuyển hóa giữa tic vận động và tic âm thanh. Khi một người có cả tic vận động và tic âm thanh, kéo dài ít nhất 1 năm gọi là hội chứng Tourette.

– Triệu chứng tic có thể trở nên tồi tệ hơn bởi lo lắng, căng thẳng, chán nản, mệt mỏi hoặc khi hưng phấn. Nhiều người có biểu hiện tic nhiều hơn vào trước chu kỳ kinh nguyệt, khi dùng nhiều phụ gia thực phẩm và chất kích thích.

– Triệu chứng tic sẽ giảm đi khi ngủ.

Nháy mắt liên tục là triệu chứng của rối loạn tic vận động

Nguyên nhân gây rối loạn tic

Không có nguyên nhân chính xác gây tic, một số các yếu tố nguy cơ gồm:

– Rối loạn trong các chất dẫn truyền thần kinh gồm dopamine, serotonin và AMP vòng.

– Bất thường cấu trúc hoặc rối loạn lưu thông máu, trao đổi chất ở vùng hạch cơ sở và vỏ não trước.

– Di truyền: Việc não bộ nhạy cảm, dễ bị tổn thương có tính di truyền trong gia đình.

– Rối loạn tâm lý: Tic và rối loạn ám ảnh cưỡng chế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường xảy ra đồng thời. Với hội chứng này, trẻ thường có suy nghĩ phải làm một cái gì đó lặp đi lặp lại mới cảm thấy dễ chịu. Tic cũng có thể khởi phát sau sang chấn tâm lý, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi quá mức…

– Thuốc có tính kích thích thần kinh hoặc chất kích thích như methylphenidate, pemoline, amphetamines, cocain, kháng histamine, chống trầm cảm ba vong, chống nôn, opioid có thể làm cho triệu chứng của tic xấu đi.

– Một số ít trường hợp phát triển rối loạn tic sau khi nhiễm trùng liên cầu, chấn thương vùng đầu, nhiễm virus não, đột quỵ…

Tiêu chí chẩn đoán rối loạn tic

– Có những cử động hoặc âm thanh đột ngột, nhanh, lặp đi lặp lại, không nhịp nhàng.

– Triệu chứng bắt đầu trước 18 tuổi.

– Tic có thể bị suy giảm về mức độ và tần suất nhưng vẫn tồn tại trên 1 năm.

– Các triệu chứng không phải phát sinh sau khi dùng thuốc, cà phê, chất kích thích hoặc tình trạng sức khỏe chung (sau tiêm phòng viêm não, bệnh Huntington)

Tic xảy ra dưới 1 năm được gọi là rối loạn tic tạm thời, xảy ra trên 1 năm được gọi là rối loạn tic mạn tính.

Phương pháp điều trị rối loạn tic

Thuốc điều trị

Hiện nay, có một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng tic được kê đơn trong điều trị như thuốc kích thích, thuốc chống loạn thần… nhưng bất kỳ dòng thuốc nào cũng có nguy cơ mang lại các tác dụng phụ nhất định, vì vậy, mặc dù có thể giảm nhanh triệu chứng nhưng thuốc tây y vẫn chưa phải là cách điều trị rối loạn tic tối ưu nhất.

Thuốc tây y chưa hẳn là phương pháp ưu tiên khi điều trị rối loạn tic

Sản phẩm hỗ trợ

Với những bệnh lý mạn tính, nhất là bệnh có liên quan đến hoạt động của não bộ thì hướng điều trị hiện nay càng rời xa hóa dược càng hạn chế được nguy cơ gây tác dụng phụ cho người bệnh. Vì vậy, nhiều bác sĩ chuyên khoa thần kinh khuyên rằng bên cạnh thuốc tây, bệnh nhân tic nên kết hợp với sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ dược liệu có tính trấn kinh, an thần, giảm rối loạn trong não bộ như Câu đằng, An tức hương để giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị rối loạn này.

Liệu pháp đảo ngược hành vi

Theo thống kê, rất nhiều trẻ có thể tự kiểm soát triệu chứng tic bằng cách học cách nhận biết khi nào tic xảy ra và cố gắng kiểm soát chúng. Lâu dài, não bộ sẽ hình thành thói quen mới, từ đó giảm dần tic

Thay đổi lối sống

– Tránh lo lắng, căng thẳng, tham gia các hoạt động thư giãn đầu óc.

– Hạn chế để trẻ bị mệt mỏi quá mức, giúp trẻ ngủ ngon mỗi ngày.

– Không nên nói quá nhiều về bệnh của trẻ.

– Không cho trẻ biết khi tic xảy ra.

– Trấn an trẻ rằng mọi thứ đều ổn, động viên để trẻ không cảm thấy xấu hổ, tự ti.

– Nói với những người trẻ tiếp xúc thường xuyên về bệnh của trẻ để họ không cảm thấy ngạc nhiên, đồng thời có thể giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

Ngày nay, tỷ lệ mắc rối loạn tic ở trẻ ngày một phổ biến do thói quen xem điện thoại, máy tính, ti vi nhiều. Vì vậy, bên cạnh việc tích cực điều trị cho con bằng nhiều phương pháp, phụ huynh cũng nên hạn chế để con sử dụng các thiết bị điện tử này.

Ds. Quỳnh Trâm

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://emedicine.medscape.com/article/1182258-overview

https://www.nhs.uk/conditions/tics/treatment/

Viết bình luận