Bệnh mạch vành

Phân loại, triệu chứng và điều trị rối loạn nhịp tim

Ngày đăng: 21 Tháng Tư, 2017
5/5 - (5 bình chọn)

Trung bình trái tim chúng ta đập khoảng hơn 2,5 tỷ lần trong suốt 70 năm cuộc đời. Với cường độ làm việc không ngừng nghỉ như vậy, tim khó tránh khỏi những lúc đập sai nhịp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên, có thể chỉ ra bệnh rối loạn nhịp tim với những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì?

Nhip tim bình thường của một người khỏe mạnh là từ 60 – 100 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi. Khi tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút, hoặc đập chậm hơn 60 nhịp/phút, hay lúc nhanh lúc chậm, thậm chí bỏ nhịp được coi là bệnh rối loạn nhịp tim.

Hoạt động điện trong tim

Tim đập một cách đều đặn theo nhịp là nhờ hệ thống dẫn truyền điện trong tim, điều khiển tim co bóp để thực hiện được chức năng bơm máu. Hệ thống dẫn truyền điện trong tim bao gồm các tế bào đặc biệt, có nhiệm vụ đưa các tín hiệu từ nút xoang phát ra đến tế bào cơ tim. Khi hệ thống điện tim bị rối loạn chức năng có thể gây rối loạn nhịp tim, làm tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường.

Bất thường hệ thống dẫn truyền điện tim gây rối loạn nhịp tim

Phân loại rối loạn nhịp tim

Dựa theo tính chất và vị trí của ổ phát nhịp bất thường, rối loạn nhịp tim được phân thành các dạng sau:

Rối loạn nhịp tim nhanh

Khi bị rối loạn nhịp tim nhanh, người bệnh có các triệu chứng khó thở, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu, đột nhiên cảm thấy vô lực và có cảm giác rung trong lồng ngực. 5 dạng phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim nhanh là:

Rung nhĩ: Là tình trạng các buồng tâm nhĩ co bóp một cách bất thường. Đây là bệnh phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Nhịp tim của người bị rung nhĩ có thể đạt đến 350 lần mỗi phút, thậm chí lên đến 600 lần.

Cuồng nhĩ: Cuồng nhĩ và rung nhĩ là 2 dạng rối loạn nhịp tim khác nhau. Trong cuồng nhĩ, tim đập nhanh nhưng vẫn đều đặn, không phải tình trạng rung bất thường như trường hợp rung nhĩ. Một số người bệnh có thể vừa bị rung nhĩ, vừa bị cuồng nhĩ. Người bệnh cuồng nhĩ thường có nhịp tim dao động từ 250 – 350 lần mỗi phút.

Nhịp nhanh thất: Nhịp tim nhanh bắt nguồn từ tâm thất, nguyên nhân là do bất thường trong cấu trúc tim bẩm sinh. Mỗi đợt nhịp nhanh thất có thể kéo dài từ vài giây đến vài giờ. Nhịp tim của người bệnh thường dao động từ 160 – 200 nhịp mỗi phút.

Rung tâm thất: Các tâm thất không bơm máu đúng cách mà chỉ rung, nếu không nhanh chóng khôi phục nhịp tim bình thường, máu sẽ không lưu thông được dẫn tới tử vong. Hội chứng QT kéo dài (nhịp tim thất trái): Nhịp tim nhanh và không đúng nhịp dẫn tới ngất xỉu, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do sử dụng một số loại thuốc.

Rối loạn nhịp tim chậm

Người có nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút lúc nghỉ ngơi được coi là rối loạn nhịp tim chậm. Tuy nhiên, nếu bạn là người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và có nhịp tim dưới 60 nhịp mà không hề gặp phải triệu chứng khó chịu nào thì thường không nguy hại gì về sức khỏe.

Đối với người bệnh rối loạn nhịp tim chậm, hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể của tim yếu khiến người bệnh đau thắt ngực, khó tập trung hay nhầm lẫn, khó khăn khi vận động, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và hay bị ngất xỉu. Tất cả những nguyên nhân gây tắc nghẽn dẫn truyền tim hoặc do nút xoang yếu đều khiến tim người bệnh đập chậm nhịp, thậm chí bỏ nhịp.

Những nguyên nhân nào có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim?

Các nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim bao gồm:

– Các bệnh tim mạch khác: như bệnh van tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh cơ tim hoặc đã từng phẫu thuật tim.

– Tuổi cao: Cùng với quá trình lão hóa, tuổi càng cao thì tim càng yếu đi, sự xơ hóa nút xoang cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

– Do dị tật tim bẩm sinh.

– Các bệnh lý khác: cường giáp, đái tháo đường hoặc bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Người béo phì.

– Do thuốc: thuốc trị ho, thuốc trị cảm cúm có thành phần pseudoepherdrine hoặc các thuốc đã bị cấm như amphetamin và cocain có thể gây rối loạn nhịp tim.

– Mất cân bằng điện giải: Khi nồng độ chất điện giải giảm (canxi và kali) có thể gây loạn nhịp tim.

– Sử dụng các chất kích thích: như rượu bia (đặc biệt là rượu mạnh), cà phê, thuốc lá…

Bệnh mạch vành – Nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

– Huyết khối: Khi bị loạn nhịp tim, hoạt động bơm máu của tim giảm dẫn tới máu bị ứ đọng lại hình thành nên cục máu đông, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Suy tim: Nếu không kiểm soát được tình trạng rối loạn nhịp tim, về lâu dài tim sẽ yếu đi dẫn đến suy tim.

– Ngất xỉu.

– Đột tử: Thường xảy ra trong trường hợp nhịp nhanh thất hoặc rung thất.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình để tìm ra nguyên nhân, ngoài ra, một số xét nghiệm khác có thể chỉ định như: Xét nghiệm máu và nước tiểu, điện tâm đồ, máy theo dõi Holter, siêu âm tim, X-quang ngực, xét nghiệm độ nghiêng, xét nghiệm điện sinh lý, nội soi tim.

Điều trị rối loạn nhịp tim

Người bệnh chỉ được chỉ định điều trị khi có nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng. Tùy vào loại rối loạn nhịp tim và mức độ nặng của bệnh mà họ sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau như:

Điều trị bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Thuốc điều trị loạn nhịp tim: Ngoài thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể phải sử dụng kèm thêm thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chống đông máu để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Sản phẩm nguồn gốc thảo dược: Để tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện các triệu chứng do rối loạn nhịp tim gây ra, việc điều trị bằng các loại thảo dược cũng là một phương pháp hữu hiệu được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt chất sinh học có trong Bồ hoàng, Hoàng bá, Đỏ ngọn, Đan sâm,… có tác dụng hoạt huyết, bảo vệ thành mạch, tăng lượng máu lưu thông đến tim, làm giảm gánh nặng cho tim qua đó giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực, điều hòa ổn định nhịp tim và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Sử dụng các biện pháp can thiệp từ bên ngoài

Điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Người bệnh có thể cấy máy tạo nhịp tim. Khi tim đập quá chậm, thiết bị này sẽ phát ra các xung điện để kích thích tim đập với tốc độ bình thường.

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị kiểm soát nhịp, hỗ trợ để tim đập bình thường. Người bệnh sẽ được chỉ định một trong số các phương pháp như: Sốc điện, đốt điện tim, phẫu thuật Maze, cấy ghép máy khử rung tim…

Rối loạn nhịp tim là căn bệnh ngày càng phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người lớn tuổi. Vì vậy người bệnh và gia đình cần có những hiểu biết đúng và đầy đủ về bệnh, tuân thủ điều trị cũng như thực hiện lối sống lành mạnh để xua tan nỗi lo rối loạn nhịp tim và các biến chứng nguy hiểm của nó.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5067424/

http://www.medicalnewstoday.com/articles/8887.php

http://www.medicalnewstoday.com/articles/175241.php?utm_source=TrendMD&utm_medium=cpc&utm_campaign=Medical_News_Today_TrendMD_

https://en.wikipedia.org/wiki/Electrical_conduction_system_of_the_heart

Viết bình luận

  1. Bình An :

    bác sĩ ơi, năm nay e mới 24 tuổi, đã phải cấy máy tạo nhịp vì nhịp tim của e thi thoảng có nhịp ngưng khi ngủ, lâu nhất là 2,5 giây. trong tương lai e có cách nào để không phải đeo máy nữa không ạ. bác sĩ cho em vài lời khuyên với ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bình An,
      Việc cấy máy tạo nhịp tim với những trường hợp rối loạn nhịp tim nghiêm trọng là điều cần thiết để phòng ngừa ngưng tim đột ngột đe dọa tính mạng. Hiện nay đây là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn và thông thường người bệnh sẽ phải chung sống suốt đời với một máy tạo nhịp. Hy vọng rằng trong tương lai, với sự tiến bộ của y học, sẽ có giải pháp tối ưu hơn để thay thế.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Thắng, :

    Bác sĩ ơi em năm nay 23 tuổi bác sĩ cho em hỏi em thi thoảng lại bị đau nhói ở tim, phải hít thở thật nhẹ nhàng mà không đỡ đâu, không là đau lắm ạ. Với lại mấy hôm nay em cứ bị đau âm ỷ ở ngực trái với đau cả bên vai và đằng sau lưng, vùng gáy nữa. Bác sĩ ơi những triệu chứng đó là bệnh gì vậy bác sĩ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thắng,
      Đau nhói ở tim thường là triệu chứng điển hình của bệnh lý tim mạch hoặc đau dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên, cơn đau của bạn còn diễn ra ở bả vai, vùng gáy và đằng sau lưng, chúng tôi nghi ngờ rằng đó có thể là biểu hiện của chứng xơ vữa mạch vành, hẹp mạch vành. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bệnh trong các bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-nguc-la-benh-gi-dung-chu-quan-ma-xem-nhe-suc-khoe.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/xo-vua-dong-mach-vanh-va-nhung-thong-tin-khong-bo-qua.html
      Do vậy, nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài không cải thiện, bạn nên thu xếp thời gian sớm đến các bệnh viện uy tín thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
      Bên cạnh đó, để cải thiện triệu chứng đau ngực đang gặp, trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cũng nên lưu ý:
      – Tránh làm việc gắng sức, nghỉ ngơi ngay khi thấy có biểu hiện đau ngực xuất hiện.
      – Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực… và tránh tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
      – Tránh suy nghĩ, lo lắng, căng thẳng quá mức, học cách giải tỏa tâm lý bằng nghe nhạc nhẹ, tập thiền, yoga…
      – Nếu nguyên nhân là do bệnh tim, ngoài việc dùng thuốc bạn nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ từ Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… để giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu nuôi tim, giảm triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi.
      Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ qua tổng đài theo số 0972 032 029, chúng tôi sẵn sàng tư vấn giúp bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Ngân, :

    Chào bác sĩ.. mấy lần trước sán ngủ dậy con hay bị đau ngực trái và giờ thi ngồi hay đứng lâu lâu nhói đau ở ngực trái ạ..con k biết có bị gì k ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Ngân,
      Đau ngực trái, nhói ngực trái có thể do các bệnh lý tim mạch gây ra hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: căng thẳng quá mức, bệnh hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật, đau dây thần kinh liên sườn,… Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-nguc-la-benh-gi-dung-chu-quan-ma-xem-nhe-suc-khoe.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và theo dõi thêm. Nếu biểu hiện đau ngực trái vẫn xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám ở một số bệnh viện uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như có hướng khắc phục hiệu quả.
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. Thanh Le, :

    Theo chuẩn đoán điện tâm đồ , siêu âm , chụp x quang . Bác sỉ cho biết tôi bị thiếu máu tim . Tim đập không điều . Nhịp đập tim thiếu . Hở van 2 lá 1/4 . Hở van 3 lá 1.5/4 . BS tư vấn cho biết về tim mạch tôi ơn mức độ nào và cách điều trị thế nào

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thanh Le,
      Đối với các bệnh lý tim mạch hiện nay có một số phương pháp điều trị đó là: dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống và dùng sản phẩm bổ trợ. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phương pháp điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-ho-van-tim-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/3-cach-dieu-tri-thieu-nang-mach-vanh-pho-bien-hien-nay.html
      Như đã tư vấn cho bạn, hở van 1/4, 1.5/4 là mức độ nhẹ, tuy nhiên bạn bị hở 2 van là van 2 lá và van 3 lá kết hợp thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, do vậy nếu chỉ dựa vào mô tả của bạn thì chưa thể đánh giá bệnh tim mạch của bạn đang ở mức độ nào.
      Với tình trạng hiện tại, bạn cần đi khám thường xuyên và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bạn cũng nên chú ý những vấn đề sau để cải thiện bệnh tốt hơn:
      – Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển… trong bữa ăn hàng ngày
      – Ăn nhạt hơn, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, đường, muối như nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt…
      – Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê…
      – Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, thiền…
      – Giữ vệ sinh răng miệng tốt, tránh để nhiễm khuẩn
      – Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  5. Nguyễn Linh. :

    Dạo gần đây cháu hay cảm thấy tức ngực trái nhiều, nhip tim nhanh, bây giờ là 102 nhịp 1 phút. Vậy có phải cháu bị thiểu năng mạch vành không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Linh,
      Biểu hiện tức ngực trái, nhịp tim nhanh là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tim mạch, điển hình là thiểu năng mạch vành (thường gọi là bệnh mạch vành hay hẹp mạch vành). Tuy nhiên cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác như: vận động quá sức, đau dây thần kinh liên sườn, rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc các bệnh lý về xương khớp,….Bạn có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-mach-vanh.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-tuc-nguc-dau-hieu-benh-tim-cho-nen-chu-quan.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như có hướng khắc phục hiệu quả.
      Sau khi thăm khám, nếu mắc bệnh tim mạch và cần hỗ trợ gì, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
      Chúc bạn sớm khỏe!