Bệnh mạch vành

Những câu hỏi thường gặp về bệnh mạch vành

Ngày đăng: 12 Tháng Tư, 2017
5/5 - (5 bình chọn)

Bệnh mạch vành là loại bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trong số các bệnh lý về tim mạch, được xem như “kẻ giết người” hàng đầu trên thế giới. Để có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về bệnh mạch vành, những khái niệm cơ bản về bệnh cùng các phương pháp điều trị, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà dưới đây sẽ giúp người bệnh có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ bên trong lòng động mạch vành gây chít hẹp hoặc làm tắc nghẽn dòng chảy của máu tới nuôi cơ tim. Bệnh mạch vành có thể gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, đau tim, cảm giác lồng ngực bị bóp nghẹt, thậm chí có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim cấp…

Lòng mạch bị hẹp lại do bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh mạch vành là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mạch vành là đau thắt ngực. Người bệnh có thể đau giữa ngực một cách âm ỉ hoặc đau nhói ngực trái… cảm giác ngực bị đè nặng, khó chịu; cơn đau có thể lan ra những vùng khác ngoài ngực như cổ, hàm, vai, lưng, cánh tay trái… Đau thắt ngực được chia thành 2 dạng là đau thắt ngực ổn định hoặc đau thắt ngực không ổn định:

– Đau thắt ngực ổn định: chỉ xảy ra gặp stress kéo dài, khi gắng sức hoặc tập thể dục,… Nếu nghỉ ngơi đầy đủ hoặc sử dụng các thuốc giãn mạch như nitroglycerin thì các triệu chứng sẽ mất đi.

– Đau thắt ngực không ổn định: xuất hiện bất cứ lúc nào, thậm chí là trong khi ngủ. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài, dù người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng nitroglycerin cũng không làm giảm đau ngực. Đây là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời bởi nó là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Không ít người bệnh mạch vành còn gặp phải một số triệu chứng khác dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi lạnh, buồn đi cầu… đặc biệt là ở phụ nữ.

Một số người mắc bệnh mạch vành nhưng không có bất kì triệu chứng nào. Đây được gọi là “thiếu máu cơ tim thầm lặng”. Bệnh tiến triển một cách âm thầm và rất nguy hiểm bởi người bệnh không thể nhận ra được những bất thường trong cơ thể để xử trí kịp thời.

Điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành bao gồm:

– Hàm lượng cholesterol máu cao.

– Huyết áp cao.

– Đái tháo đường.

– Hút thuốc lá.

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm: Những người mà trong gia đình có người mặc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi với nam và trước 65 tuổi với nữ) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.

– Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc xơ vữa động mạch càng lớn.

– Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh lớn hơn nữ giới.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp bệnh mạch vành, các mảng xơ vữa đột ngột vỡ ra, hình thành những cục máu đông trong động mạch. Những cục máu đông này có thể ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim, gây nhồi máu cơ tim. Về lâu dài, cơ tim không được nuôi dưỡng đầy đủ có thể dẫn đến suy tim hoặc rung tâm nhĩ. Rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bệnh mạch vành có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim

Cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh mạch vành?

Để chẩn đoán bệnh mạch vành, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như: điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, thăm dò chẩn đoán hình ảnh: thông tim và chụp động mạch vành tim…

Người bị bệnh mạch vành cần thay đổi lối sống như thế nào?

Thay đổi lối sống được coi là xây dựng nền tảng đầu tiên cho điều trị bệnh mạch vành. Những thói quen sống lành mạnh có thể làm chậm, thậm chí ngăn chặn bệnh tiến triển, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ở người bệnh mạch vành. Người bệnh cần:

– Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm có chất xơ cao. Nên chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển vị và cholesterol. Ăn ít nhất hai bữa cá mỗi tuần, nên chọn các loại cá chứa nhiều acid béo omega – 3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi. Đồng thời cần hạn chế muối, rượu và đường trong khẩu phần ăn cũng là điều rất cần thiết với bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

– Tập thể dục đều đặn và khoa học: Có rất nhiều bài tập phục hồi chức năng tim, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về chương trình tập thể dục của mình. Nên vận động vào hầu hết các ngày trong tuần, ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần.

– Duy trì cân nặng vừa phải, tránh để bị béo phì, mỡ máu tăng cao.

– Giữ cho tinh thần luôn thư thái bằng nhiều cách khác nhau: Tập thể dục, thở sâu, thiền hoặc yoga.

Ngoài ra, việc kiểm soát các bệnh nguy cơ như cao huyết áp, cholesterol cao hoặc tiểu đường cũng vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển bệnh mạch vành.

Cần dùng thuốc gì trong điều trị bệnh mạch vành?

Người bệnh mắc bệnh mạch vành được chỉ định một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, chẳng hạn như:

– Các thuốc chống đông máu: Aspirin, warfarin… để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

– Các thuốc giảm huyết áp: Chất ức chế ACE, chất chẹn beta…

– Các thuốc giảm cholesterol: nhóm Statin, nhóm Fibrate…

– Các thuốc chống đau thắt ngực: Nitroglycerin.

Sử dụng thảo dược có ngăn được bệnh mạch vành tiến triển không?

Cùng với xu hướng “trở về với tự nhiên”, rất nhiều người đã lựa chọn những thảo dược giúp làm giãn mạch, giảm cholesterol máu, bảo vệ thành mạch và ổn định huyết áp như Bồ hoàng, Hoàng bá, Đỏ ngọn… nhằm ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của các mảng xơ vữa động mạch. Để tiện lợi hơn trong sử dụng và bảo quản, các thảo dược đã được tinh chiết và bào chế dưới dạng viên nén giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh mạch vành tiến triển, phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim. Với giải pháp này, người bệnh có thể yên tâm làm việc và sinh hoạt như người bình thường.

Cách xử lý cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành như thế nào?

Hầu hết các cơn đau thắt ngực ổn định có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp thuốc không thể giúp kiểm soát cơn đau thắt ngực, người bệnh có thể xử lý theo một số cách sau:

– Ngừng ngay hoạt động và nghỉ ngơi khi thấy đau ngực, chỉ hoạt động ở mức không gây triệu chứng và nên khởi động nhẹ nhàng trước khi hoạt động.

– Nên ăn các bữa nhỏ hơn trong ngày thay vì 2 – 3 bữa chính. Nên ngồi nghỉ ngơi, hạn chế vận động sau bữa ăn, nhờ đó cũng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn

– Với đau thắt ngực nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn, cần tránh các công việc đòi hỏi phải gắng sức như leo cầu thang, khuân vác đồ nặng… Liên hệ ngay với bác sĩ nếu người bệnh thấy có một sự thay đổi đột ngột về sức khỏe, khi thấy cơn đau thắt ngực đến một cách bất ngờ hoặc ngay khi đang nghỉ ngơi.

Khi nào cần phẫu thuật để trị bệnh mạch vành?

Nếu tình trạng đau thắt ngực trở nên tồi tệ hơn và không thể kiểm soát được bằng việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa cho người bệnh. Các chỉ định ngoại khoa bao gồm: Nong mạch, đặt stent mạch vành hoặc bắc cầu động mạch vành tùy theo mức độ hẹp mạch vành và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo: http://www.webmd.com/heart-disease/tc/coronary-artery-disease-frequently-asked-questions

Viết bình luận

  1. Tuấn :

    Mẹ em dạo gần đây hay gặp phải triệu chứng tim đập nhanh,hay mệt, khó thở. Đi khám bác sĩ chuẩn đoán là bị bệnh mạch vành. Em ở cà mau thì có thể mua sản phẩm vương tâm thống ở đâu ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Mẹ bạn được chẩn đoán bệnh mạch vành thì bên cạnh dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nên kết hợp sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống với liều 6 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 1 – 3 tháng để giúp giãn mạch, tăng cường máu đến nuôi cơ tim, giảm tình trạng thiếu máu cơ tim mẹ bạn đang gặp phải. Ở Cà Mau, bạn có thể mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống ở nhà thuốc Minh Tinh Đường, số 20 đường Trung Nhị, phường 2, TP Cà Mau.
      Chúc mẹ bạn sức khỏe!