Bệnh động kinh

Lennox – Gastaut: Hội chứng động kinh nghiêm trọng ở trẻ em

Ngày đăng: 9 Tháng Ba, 2018
5/5 - (5 bình chọn)

Hội chứng Lennox – Gastaut là dạng động kinh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, thường khởi phát ở trẻ từ 2 – 6 tuổi. Trẻ em gặp phải hội chứng này thường kết hợp nhiều loại co giật khác nhau và rất khó điều trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ và có những phương pháp hỗ trợ phù hợp, bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ có được chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Nguyên nhân của hội chứng động kinh Lennox – Gastaut

Rất nhiều trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng động kinh này. Một vài trường hợp khác có thể do:

– Bị ngạt khi

– Có tổn thương não nặng trong giai đoạn mang thai hoặc khi sinh.

– Nhiễm trùng não như viêm não, viêm màng não, ban đào,…

– Có tiền sử co thắt sơ sinh hoặc khởi phát sau hội chứng West.

– Bất thường cấu trúc não vì các sợi thần kinh xếp hàng không đúng thứ tự trong quá trình phát triển bào thai.

– Bệnh xơ cứng mô sẹo, hình thành các khối u lành tính ở nhiều nơi trên khắp cơ thể, bao gồm cả não bộ.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Lennox – Gastaut

Với dạng động kinh này, trẻ thường bị co giật ở mức độ nặng, kết hợp với một số thể động kinh khác như:

Nhược cơ (Atonic): Trẻ đột ngột bị mất khả năng kiểm soát các cơ, ngã khụy xuống đất. Trẻ cũng có thể giật cơ nhẹ, thường chỉ diễn ra trong vài giây.

Co cứng (Tonic): Cơn động kinh này khiến toàn bộ cơ bắp cứng lại, kéo dài vài giây tới 1 phút, thường xảy ra khi trẻ đang ngủ. Một số ít trường hợp xảy ra khi trẻ thức sẽ gây té ngã.

– Mất ý thức: Trẻ sẽ nhìn chằm chằm một cách vô hồn về phía trước hay gật đầu hoặc nháy mắt một cách nhanh chóng.

– Trạng thái động kinh: Cơn co giật kéo dài 30 phút hoặc có nhiều cơn liên tiếp nhau mà trẻ không hồi phục được ý thức giữa các cơn, đây là trạng thái động kinh, cần lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đi bệnh viện.

Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị chậm phát triển, chậm biết ngồi, bò, đi lại. Trẻ lớn hơn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tư duy, học tập và khó kiểm soát hành vi, khó khăn khi thực hiện những hoạt động sinh hoạt đơn giản.

Trẻ bị hội chứng Lennox – Gastaut thường chậm phát triển

Chẩn đoán hội chứng Lennox – Gastaut

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để khai thác triệu chứng như:

– Con bạn có dấu hiệu bất thường kể từ khi nào?

– Trẻ đã từng co giật chưa? Bao nhiêu lần? Mỗi lần cách nhau bao lâu?

– Một cơn co giật kéo dài bao lâu và trong cơn co giật trẻ có biểu hiện cụ thể như thế nào?

– Con bạn có bị bệnh gì khác hoặc đang dùng thuốc điều trị nào không?

– Có gặp biến chứng nào trong quá trình sinh con không?

– Con bạn có từng bị tổn thương não?

– Trẻ có vấn đề về học tập hay có hành vi bất thường không?

Căn cứ vào những triệu chứng khai thác được kết hợp với điện não đồ, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào 3 tiêu chí sau:

– Trẻ có nhiều thể động kinh khó kiểm soát.

– Chậm phát triển hoặc có sự khuyết tật về trí tuệ

– Điện não đồ có sóng chậm giữa các cơn co giật

Điều trị hội chứng động kinh Lennox – Gastaut

Thuốc

Đây là phương pháp bắt buộc để điều trị thể động kinh này, thường phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau với mục tiêu giảm tần suất cơn co giật nhưng ít gây tác dụng phụ. Vì vậy, có thể sẽ mất nhiều thời gian để tìm ra sự kết hợp đúng đắn nhất. Một số nhóm thuốc thường được dùng là clobazam, lamotrigine, rufinamide, topiramate, valproate,…

Sản phẩm hỗ trợ

Không thể phủ nhận vai trò của thuốc tây trong trị bệnh động kinh, nhưng việc tìm ra một giải pháp hỗ trợ có thể rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế phải kết hợp nhiều loại thuốc, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh.

Hiện nay, những thảo dược có khả năng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh như Câu đằng, An tức hương đang được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị, giúp làm giảm tần suất, mức độ và thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh. Sử dụng các sản phẩm từ hai thảo dược này kết hợp với thuốc tây sẽ giúp nâng cao hiệu quả, vượt trội hơn việc chỉ dùng thuốc tây đơn độc.

Xem thêm: Cốm Egaruta – Giải pháp hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả

Chế độ ăn kiêng

Hàm lượng chất béo cao, ít tinh bột là chế độ ăn ketogenic được nghiên cứu là có lợi cho người bệnh động kinh nói chung và hội chứng Lennox – Gastaut nói riêng trong việc hạn chế cơn co giật. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và giám sát chặt chẽ. Ngoài chế độ ăn, con bạn cũng cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất như Magie, Kali, Canxi, vitamin nhóm B, omega – 3…

Thực phẩm giàu omega – 3 tốt cho trẻ bị động kinh

Phẫu thuật

Đây là phương án cuối cùng nếu ba phương pháp kể trên không làm giảm tần suất cơn co giật. Các hình thức phẫu thuật gồm:

– Cấy ghép bộ kích thích thần kinh vagus – thiết bị nhỏ đặt trong cánh tay hoặc gần ngực để gửi xung điện đến não nhằm kiểm soát cơn động kinh. Phẫu thuật này cần gây mê tổng quát và kéo dài trong 1 giờ.

– Bộ kích thích RNS là thiết bị đặt bên trong hộp sọ và nối với não. Nó cảm nhận bất kỳ hoạt động điện bất thường não, sau đó gửi xung điện cho não để cố gắng giữ cho cơn động kinh không xảy ra.

– Cắt bỏ phần kết nối giữa hai bán cầu não: Phẫu thuật này giúp cơn động kinh bắt đầu từ bán cầu não bên này không lan sang phía đối diện, thường áp dụng với những bệnh nhân có cơn co giật nghiêm trọng không thể kiểm soát được, làm cho họ thường xuyên té ngã và chấn thương. Sau khi về nhà, bệnh nhân vẫn phải sử dụng thuốc chống động kinh.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân động kinh Lennox – Gastaut

Việc nuôi dưỡng một đứa trẻ bị hội chứng Lennox – Gastaut rất khó khăn. Nếu cơn động kinh dày, bạn cần cho con mang nón bảo hiểm để tránh bị chấn thương khi té ngã. Bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý vì bé có thể có những hành vi bất thường cũng như chịu tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Bạn nên nói chuyện với các thành viên trong gia đình về thách thức trong tương lai mà trẻ có thể gặp phải để cùng chăm sóc, giúp đỡ chúng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Ds. Lương Lan

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/epilepsy/lennox-gastaut#4

https://emedicine.medscape.com/article/1176735-overview

Viết bình luận