Huyết áp thấp và thiếu máu não

Huyết áp thấp và những dấu hiệu không thể xem thường

Ngày đăng: 9 Tháng Năm, 2017
5/5 - (6 bình chọn)

Trong khi huyết áp cao được coi là “kẻ sát nhân thầm lặng” bởi sự tiến triển âm thầm gây tổn hại các cơ quan trong cơ thể thì huyết áp thấp thường có những biểu hiện rõ ràng, nếu hiểu biết đầy đủ về bệnh, bạn hoàn toàn có thể tự cảm nhận được và xử lý kịp thời khi cơn hạ huyết áp xảy ra.

Thế nào là huyết áp thấp?

Huyết áp thấp là khi người bệnh có chỉ số huyết áp luôn dao động ở mức 90/60mmHg hoặc thấp hơn 120/80 mmHg đi kèm với các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên. Khi huyết áp không đủ cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể, các cơ quan này hoạt động không tốt và có thể bị tổn thương tạm thời, thậm chí tổn thương vĩnh viễn.

Các triệu chứng huyết áp thấp là gì?

Các biểu hiện của huyết áp thấp thường gặp là:

– Hoa mắt chóng mặt, đầu óc lâng lâng.

– Suy giảm thị lực, nhìn mờ, không rõ những vật trước mắt

– Hay nhầm lẫn, thiếu tập trung vào công việc và học tập

– Người mệt mỏi không có sức lực, cơ thể suy nhược.

– Buồn nôn, nôn ói.

– Người bệnh cảm thấy khát nước, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

– Nhịp thở nhanh và ngắn.

– Luôn cảm thấy lạnh, đổ mồ hôi, da tái nhợt, xanh xao.

– Đánh trống ngực liên hồi.

– Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

Chứng tụt huyết áp có thể xảy ra trong vòng vài giây cho đến vài phút và nếu bạn ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, sức khỏe của bạn sẽ hồi phục trở lại.

Người bị huyết áp thấp thường xuyên cảm thấy chóng mặt

Triệu chứng riêng của từng người tùy thuộc vào từng loại huyết áp thấp khác nhau, bao gồm:

Huyết áp thấp cơ địa

Một số người có huyết áp bình thường đã thấp hơn so với mọi người, nên hầu như là không có triệu chứng gì và không cần điều trị.

Tụt huyết áp tư thế đứng

Khi người bệnh thay đổi tư thế một cách đột ngột, ví dụ như đang ngồi hoặc đang nằm thì đột nhiên đứng dậy sẽ có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, có khi choáng ngất, gọi là tụt huyết áp tư thế đứng. Bởi vì khi đứng, máu trong các tĩnh mạch dồn về chân làm giảm lượng máu trong các cơ quan khác, dẫn tới giảm huyết áp. Những người bình thường có thể bù đắp nhanh chóng lượng máu cho các cơ quan, do đó các dấu hiệu choáng váng, xay xẩm mặt mày nhanh chóng mất đi. Nhưng đặc biệt với những người có huyết áp bình thường đã thấp thì việc đứng có thể làm các triệu chứng nặng hơn.

Tụt huyết áp sau bữa ăn

Nếu các triệu chứng huyết áp thấp xuất hiện sau khi ăn được gọi là tụt huyết áp sau ăn, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt ở những người có các bệnh rối loạn chức năng hệ thần kinh như Parkinson và đái tháo đường. Bởi vì sau bữa ăn, ruột huy động một lượng máu lớn để làm nhiệm vụ tiêu hóa. Để bù đắp máu cho các cơ quan khác trong cơ thể, tim sẽ phải đập nhanh hơn, các mạch xa tim như động mạch ở chân tay cũng phải co lại để duy trì huyết áp bình thường. Ở một số người, hoạt động co bóp của tim và mạch máu vẫn không đủ nhu cầu cần thiết dẫn tới làm giảm lượng máu lên não, gây ra tình trạng tụt huyết áp, với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, té ngã, ngất xỉu, thậm chí đau thắt ngực, nhìn mờ, buồn nôn, nôn,…

Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh

Thường gặp trường hợp này ở trẻ em và thanh niên. Khi những người này đứng trong một thời gian dài sẽ gặp phải các triệu chứng huyết áp thấp do có sự rối loạn trong dẫn truyền thần kinh giữa nhịp tim và huyết áp. Khi đó, có một yếu tố nào đó kích thích đến dây thần kinh qua việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, gây ức chế hệ thống điện tim, làm giảm nhịp tim, giãn mạch máu dưới chân, khiến một lượng máu lớn dồn xuống chân dẫn tới huyết áp giảm đột ngột, não thiếu oxy và dinh dưỡng, gây ra các biểu hiện chóng mặt, ù tai, tái nhợt da, nhìn mờ, đổ mồ hôi lạnh, bất tỉnh. Nếu đặt người bệnh nằm xuống trên mặt phẳng, kê cao chân sẽ cải thiện được triệu chứng.

Đặt người bị tụt huyết áp xuống mặt phẳng và kê cao chân để cải thiện triệu chứng

Dù là loại tụt huyết áp nào cũng rất nguy hiểm nếu để kéo dài, vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần điều trị ngay từ khi chớm bệnh. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ tới số 0243 75 9051 để Trung Mỹ tư vấn giúp bạn

Sốc do huyết áp thấp quá mức

Tụt huyết áp nặng sẽ dẫn tới sốc. Nguyên nhân bởi vì huyết áp thấp quá mức khiến cơ thể không còn đủ máu và oxy để nuôi các cơ quan, trong đó có cả não bộ, làm giảm lưu lượng máu tới não. Ở giai đoạn đầu của sốc thường không phát hiện ra dấu hiệu gì trừ trường hợp những người lớn tuổi có thể hay nhầm lẫn. Theo thời gian, tiến triển bệnh nặng hơn khiến người bệnh không thể ngồi dậy để đi ra ngoài. Nếu không được điều trị, sẽ dẫn tới mất ý thức, thậm chí gây tử vong.

Các triệu chứng của sốc thay đổi tùy vào nguyên nhân gây ra sốc. Ví dụ như trường hợp sốc do lượng máu thấp (do mất máu) hoặc giảm hoạt động bơm máu của tim (Suy tim) có các biểu hiện: Da nhợt nhạt, tái xanh và trở nên lạnh mặc dù cơ thể vã mồ hôi, các gân dưới da nổi lên; mạch đập nhanh, yếu; nhịp thở nhanh và nông. Khi giãn mạch máu quá mức cũng sẽ gây sốc, trong trường hợp này, lúc đầu cơ thể người bệnh nóng lên, da mặt đỏ bừng nhưng sau đó lại vã mồ hôi, người lạnh đi và cảm thấy rất buồn ngủ.

Sốc do tụt huyết áp quá mức là trường hợp khẩn cấp và phải điều trị ngay. Do đó, nếu thấy người xung quanh bạn gặp phải tình trạng này, hãy gọi ngay cấp cứu để giúp đỡ người bệnh kịp thời.

Ngoài ra, huyết áp thấp quá mức hoặc kéo dài còn gây tổn thương đến các cơ quan như tim, thận. Bởi vì khi áp lực trong lòng mạch quá yếu không đủ để cung cấp máu cho động mạch vành có thể dẫn tới các cơn đau ngực kéo dài, kéo theo nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm hoặc khi máu không đủ cung cấp cho thận, thận sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thế như urea và creatinine, làm tăng nồng độ các chất này trong máu,… và dẫn tới suy thận

Phải làm gì khi có các triệu chứng của huyết áp thấp?

Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu của huyết áp thấp, bạn nên:

– Dừng lại toàn bộ các công việc đang làm.

– Ngồi tại chỗ hoặc nằm xuống, kê cao chân và nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe lại.

– Uống nước để điều tiết lại huyết áp, đặc biệt các loại nước gừng, nước sâm, cà phê… có tác dụng giúp phục hồi huyết áp nhanh chóng.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.medicinenet.com/low_blood_pressure/page6.htm

http://www.nhs.uk/Conditions/Blood-pressure-(low)/Pages/Symptoms.aspx

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/basics/symptoms/con-20032298

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/basics/causes/con-20032298

Viết bình luận

  1. Ngọc Trân :

    Tôi bị huyết áp thấp mỗi khi đứng lên ngồi xuống hay bị hoa mắt chóng mặt ,tư vấn giúp tôi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Ngọc Trân,
      Không biết huyết áp của bạn thường đo được là bao nhiêu? Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng lên ngồi xuống mà bạn đang gặp phải có khả năng là do chứng huyết áp thấp tư thế gây ra. Thông thường khi bạn thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy nhanh, máu sẽ dồn xuống chân làm giảm lượng máu trở về tim và não, nếu cơ thể chưa kịp thời thích nghi có thể gây hạ huyết áp tư thế. Huyết áp giảm khiến não thiếu máu, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng đầu óc, tim đập nhanh, thở gấp, mệt mỏi, bủn rủn chân tay… Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng này trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/ha-huyet-ap-tu-nguyen-nhan-gay-chong-mat-moi-ngay.html
      Bên cạnh đó, để nhanh chóng cải thiện bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần trong thời gian từ 1 – 3 tháng cải thiện bệnh. Sản phẩm có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của huyết áp thấp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
      Ngoài ra, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:
      – Ăn uống điều độ, đủ chất, bổ sung thực phẩm bổ máu như thịt bò, rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, hải sản có vỏ, đậu, trái cây tươi…
      – Uống nhiều nước từ 1.5 – 2 lít/ngày, tránh sử dụng rượu bia.
      – Chia nhỏ các bữa ăn, tách thành nhiều bữa nhỏ một ngày.
      – Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như khi đang ngồi không đột ngột đứng dậy nhanh.
      – Buổi sáng khi ngủ dậy nên uống một cốc nước và cử động tay chân một lúc rồi mới đứng lên.
      – Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya quá 11 giờ, tránh căng thẳng tinh thần.
      – Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu.
      – Khi bị tụt huyết áp nên nằm xuống kê cao hai chân và uống một cốc trà gừng để hồi phục nhanh hơn.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Oanh Kim, :

    Em đo huyết áp lúc nào cũng được khoảng 85-90, thỉnh thoảng có bị chóng mặt, choáng, mệt thì có phải là huyết áp thấp không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Oanh Kim,
      Để chẩn đoán được có bị huyết áp thấp hay không sẽ dựa vào hai yếu tố là chỉ số huyết áp và biểu hiện bất thường đi kèm. Thông thường, huyết áp được coi là thấp nếu có chỉ số dưới 90/60mmHg hoặc chỉ số huyết áp ở mức bình thường (từ 90/60 đến 120/80 mmHg) nhưng đi kèm với các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, tay chân bủn rủn… Qua chia sẻ của bạn, chỉ số huyết áp của bạn là khoảng 85-90 mmHg, nếu đây là huyết áp tâm thu thì sẽ hơi thấp, kết hợp thêm biểu hiện chóng mặt, choáng, mệt thì bạn có khả năng cao là bị huyết áp thấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý này trong bài viết trên. Hiện tại, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng sớm sản phẩm bổ trợ chứa Quy đầu, Xuyên Tiêu, Ích Trí Nhân để bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu, nâng huyết áp theo cơ chế tự nhiên, qua đó cải thiện sức khỏe tốt hơn.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện đến số: 0972 032 029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  3. Nguyễn Lợi, :

    Tôi thỉnh thoảng hay bị tay chân run toát mồ hôi,phải ăn no và đồ ngọt thì mới tỉnh lại bt.và hay bị hoa mắt chóng mặt mỗi khi đứng lên.nghe nhiều người nói là tụt đường huyết.đó có phải là huyết áp thấp ko?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Lợi,
      Đường huyết là chỉ số cho biết nồng độ đường trong máu trong khi huyết áp là chỉ số cho biết áp lực của dòng máu lên thành mạch. Do vậy, tụt đường huyết và huyết áp thấp là 2 chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng có một số biểu hiện tương đồng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… Qua mô tả của bạn, bạn có khả năng cao đang gặp phải chứng bệnh tụt đường huyết hơn. Tuy nhiên để chắc chắn, bạn nên đi khám tại các bệnh viện uy tín, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  4. Lan Anh, :

    Ad cho mình hỏi,la thuốc hồng mạch khang ,có bán ở cửa hàng k ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan Anh,
      Hiện nay thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang đã có mặt ở các nhà thuốc tây lớn trên cả nước, bạn có thể hỏi mua ở các nhà thuốc gần nơi bạn sinh sống.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn cũng có thể gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. Việt. :

    M thương xuyên đau đâu nóng bừng mặt co phai dâu hiêu huyêt ap thâp k ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Việt,
      Triệu chứng đau đầu, nóng bừng mặt… bạn gặp phải chưa đủ để kết luận có bị huyết áp thấp hay không. Bạn nên đo huyết áp ở nhiều thời điểm khác nhau để xem chỉ số huyết áp của mình như thế nào cũng như dành thời gian đi thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế để có sự chẩn đoán chính xác nhất.
      Sau khi thăm khám, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ tư vấn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  6. dinhminh dung :

    toi ap huyet cao như sao cung dổ mo hoi nhơt va choáng váng hoa măt nhat la nhưng ngay này

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây ra biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi. Trong đó, huyết áp cao khiến lưu lượng máu lên tim tăng nhanh, tim bắt buộc phải co bóp nhiều hơn gây tăng tiết mồ hôi, đồng thời đẩy máu tới khắp các cơ quan trong cơ thể kể cả não. Sau một thời gian, cơ tim suy yếu, chức năng co bóp của tim giảm khiến lưu lượng máu từ tim lên não cũng giảm theo từ đó gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt bạn đang gặp phải. Ngoài ra huyết áp cao là bệnh mạn tính, thường sẽ phải sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp, cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Tốt hơn hết bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đồng thời sớm thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sỹ kê loại thuốc phù hợp cho bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!