Huyết áp thấp và thiếu máu não

Huyết áp thấp – Nghe chuyên gia giải đáp 9 thắc mắc thường gặp nhất!

Ngày đăng: 12 Tháng Một, 2018
5/5 - (3 bình chọn)

Trong khi mọi người chỉ quan tâm, lo sợ về huyết áp cao thì ít ai biết rằng huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém. Nếu không sớm điều trị, huyết áp thấp có thể gây ra các biến chứng như: xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, suy thận… Vậy đâu là nguyên nhân của huyết áp thấp và có cách nào để trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này không? Hãy cùng tìm hiểu chứng bệnh này qua lời giải đáp của các chuyên gia dưới đây.

Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… có phải huyết áp thấp?

Đáp: Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, đó có thể là huyết áp thấp, nhưng cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn, rối loạn tiền đình… Do vậy, để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đo huyết áp, nếu chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg thì chắc chắn bạn mắc chứng huyết áp thấp.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết tình trạng huyết áp thấp

Nguyên nhân huyết áp thấp là do đâu?

Đáp: Huyết áp thấp có thể gặp ở tất cả mọi người, dù là người trẻ hay người già. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng hạ huyết áp, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: gây thiếu hụt các tiền tố tạo máu như acid folic, vitamin B12… khiến chất lượng máu kém, lưu lượng máu giảm.

– Phụ nữ mang thai: thường gặp tình trạng hạ huyết áp trong 6 tháng đầu thai kỳ và trở lại bình thường sau khi sinh vài tuần.

– Người cao tuổi: Dễ gặp chứng huyết áp thấp nhất là hạ huyết áp tư thế.

– Các vấn đề nội tiết: Thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường, hạ đường huyết…

– Mắc các bệnh về tim mạch: suy tim, rối loạn nhịp tim…

– Tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm hay thuốc điều trị Parkinson…

– Mất máu quá nhiều: Do chấn thương, phẫu thuật, sinh đẻ,…

– Mất nước trầm trọng: Do nôn, tiêu chảy, sốt, toát mồ hôi nhiều khi hoạt động mạnh…

– Sốc phản vệ: Một số tác nhân gây dị ứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh bao gồm: thuốc men, ngộ độc thực phẩm…

Người già là đối tượng dễ gặp chứng huyết áp thấp

Xử trí như thế nào khi gặp cơn choáng ngất do huyết áp thấp?

Đáp: Cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt… thường là dấu hiệu báo trước của một cơn tụt huyết áp, lúc này bạn nên thực hiện những bước xử lý sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của mình:

– Ngay lập tức dừng mọi hoạt động.

– Ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Kê chân cao hơn đầu để thuận tiện cho quá trình lưu thông máu lên não, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt…

– Uống một cốc trà gừng, hay ăn chút bánh kẹo, socola…

– Nếu không có sẵn bánh kẹo, trà gừng… bạn có thể uống 1 – 2 cốc nước lọc để tăng lưu lượng máu trong cơ thể.

Và một khi có những biểu hiện sốc như vã mồ hôi, da tái nhợt, chân tay lạnh toát, mạch nhanh, thở dốc, lú lẫn… hãy gọi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Đáp: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp đều nguy hiểm. Tuy nhiên, đa phần người bệnh chỉ quan tâm, lo lắng vì huyết áp cao mà chủ quan, xem nhẹ bệnh huyết áp thấp. Và không phải ai cũng biết rằng, huyết áp thấp lâu ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan tim, não, thận gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, đột quỵ não, suy thận… đe dọa tính mạng người bệnh. Và hiện nay, theo số liệu thống kê thì tỷ lệ người bệnh tử vong do huyết áp thấp ngày càng tăng, trẻ hóa và không có dấu hiệu dừng lại.

Bên cạnh đó, những cơn tụt huyết áp thường xảy ra bất ngờ, đột ngột khiến người bệnh dễ gặp chấn thương, tai nạn và càng nguy hiểm hơn nếu cơn choáng ngất này xuất hiện khi họ không có người thân bên cạnh, đang tham gia giao thông hoặc hoạt động trên cao.

Điều trị huyết áp thấp bằng thuốc tây y có hiệu quả không?

Đáp: Thuốc tây chỉ nhằm mục đích điều trị phần ngọn của bệnh, làm tăng huyết áp tạm thời và cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất… trong thời gian ngắn. Ngay khi ngưng sử dụng, các triệu chứng có thể quay trở lại khiến người bệnh thực sự mệt mỏi và chán nản.

Trong điều trị huyết áp thấp, thuốc tây chỉ giải pháp tạm thời giúp cải thiện triệu chứng

Người bệnh huyết áp thấp có nên truyền nước không?

Đáp: Truyền nước muối biển, nước hoa quả cũng là một giải pháp tạm thời giúp nâng huyết áp, giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi… Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể khắc phục tình trạng huyết áp thấp bền vững, lâu dài được.

Đâu là giải pháp hiệu quả, bền vững cho người bệnh huyết áp thấp?

Đáp: Hiện nay, sử dụng thảo dược tự nhiên đang được đánh giá là hướng đi mới, có nhiều triển vọng trong điều trị huyết áp thấp. Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện một số hoạt chất trong thảo dược Đương quy có tác dụng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, kích hoạt các thụ thể cảm áp hoạt động nhanh, nhạy, chính xác hơn, nhờ đó giúp điều chỉnh nâng huyết áp ổn định.

Khi Đương quy kết hợp cùng Xuyên tiêu, Ích chí nhân, sẽ tạo thành một công thức ưu việt, vừa giúp điều hòa huyết áp, cải thiện tuần hoàn, vừa có tác dụng tăng tạo máu tại tủy xương, hỗ trợ các cơ quan tim, thận, tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Việc sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược này chính là giải pháp bền vững dành cho những ai đang mắc chứng bệnh huyết áp thấp mạn tính.

Xem thêm: Thông tin về sản phẩm được bào chế từ thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào để nhanh chóng hồi phục?

Đáp: Với người bệnh huyết áp thấp, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ các chuyên gia sau:

– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt đỏ, trứng, sữa, đậu nành, bí đỏ…

– Uống đủ 8 cốc nước (tương đương 2 lít nước) mỗi ngày.

– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

– Ăn mặn hơn bình thường.

– Chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế tình trạng quá no hoặc quá đói.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh huyết áp thấp

Người mắc bệnh huyết áp thấp có nên tập thể dục không?

Đáp: Đa phần mọi người nghĩ rằng huyết áp thấp thì không nên tập thể dục, vì lo sợ huyết áp có thể bị kéo xuống thấp trong quá trình vận động, tập luyện. Tuy nhiên điều này là không chính xác, bởi những bài tập thể dục hợp lý, khoa học có thể giúp người bệnh nâng cao, ổn định huyết áp và cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Các bác sĩ cho rằng, tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm chính là một giải pháp tốt cho sức khỏe và sự lưu thông khí huyết của người bệnh huyết áp thấp.

Ds. Cao Thủy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-basics#3

Viết bình luận