Huyết áp thấp và thiếu máu não

Huyết áp thấp là bao nhiêu? – Tổng quan tất cả thông tin cần biết

Ngày đăng: 8 Tháng Mười, 2018
5/5 - (2 bình chọn)

Chúng ta thường chỉ quan tâm và lo sợ về huyết áp cao mà bỏ qua một bệnh lý cũng rất nguy hiểm khác là huyết áp thấp. Nếu không được điều trị, huyết áp thấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sốc, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu và làm cách nào để chữa trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý này.

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, huyết áp được biểu thị bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg, huyết áp tâm trương ≤60mmHg, tức là chỉ số ở mức 90/60mmHg hoặc dưới 120/80mmHg có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì được gọi là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là bao nhiêu? – Giờ bạn đã biết câu trả lời chưa?

Cần hiểu rõ chỉ số huyết áp 100/60?

Theo như định nghĩa thì huyết áp 100/60 mmHg được xếp vào huyết áp thấp. Tuy nhiên, một số người chỉ số huyết áp luôn ở dưới mức 90/60 mmHg nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện thì được coi là huyết áp thấp cơ địa và không cần điều trị. Ngược lại, có một số người huyết áp 110/70mmHg hay 100/70mmHg nhưng thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt thì cũng được chẩn đoán là huyết áp thấp bệnh lý nên trị sớm.

Như vậy, chỉ số huyết áp đo được chỉ mang tính chất tương đối, con số đưa ra cho câu hỏi huyết áp thấp là bao nhiêu cũng tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nữa. Bên cạnh đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như tuổi, cơ địa, thời điểm đo trong ngày, vị trí đo, tình trạng hô hấp, tâm lý, các thuốc đang dùng… nên để xác định chính xác tình trạng bệnh của bản thân, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi thăm khám.

Triệu chứng huyết áp thấp dễ nhận biết nhất

Ở người khỏe mạnh, triệu chứng huyết áp thấp có thể không xuất hiện. Nhưng dưới sự tác động của yếu tố ngoại cảnh, một số dấu hiệu thường gặp như:

– Đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.

– Mạch nhanh, thở nông, toát mồ hôi lạnh.

– Mệt mỏi, yếu đuối, có thể ngất xỉu.

– Chân tay lạnh, da lạnh và nhợt nhạt, môi tím tái.

– Khó tập trung, giảm trí nhớ, hay quên.

– Khó ngủ, trằn trọc về đêm nhưng ban ngày thì ngủ gật, ngáp liên tục.

– Nhìn mờ.

– Buồn nôn.

– Giảm ham muốn và chất lượng tình dục.

Nếu bạn thường xuyên có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì đừng chủ quan, hãy đi khám để tìm nguyên nhân hoặc gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết hơn.

Các dạng huyết áp thấp thường gặp

– Huyết áp thấp cơ địa: Trị số huyết áp thấp nhưng không có triệu chứng gì, sức khỏe vẫn bình thường.

– Huyết áp thấp tư thế đứng: Huyết áp giảm khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi hoặc nằm sang đứng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở người lớn tuổi.

– Huyết áp thấp sau ăn: Thường xảy ra sau bữa ăn no, nhiều carbonhydrat và hay gặp ở người lớn tuổi, người bệnh Parkinson.

– Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: Hay gặp ở người trẻ tuổi, huyết áp giảm sau khi đứng lâu do có sự hiểu lầm tín hiệu giữa não bộ và tim.

– Huyết áp thấp do tổn thương hệ thống thần kinh (Hội chứng Shy-Drager): Là một rối loạn hiếm gặp gây tổn thương tiến triển hệ thần kinh thực vật.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Đôi khi sự chủ quan vì các triệu chứng huyết áp thấp đến không quá rầm rộ nên đã rất nhiều người phải đối mặt với những rủi ro đáng tiếc sau này:

– Ngất xỉu: Ngất xỉu khi đang vận hành may móc hay xe cộ, đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng.

– Suy giảm trí nhớ: Các tế bào thần kinh bị thiếu dưỡng chất lâu ngày dẫn đến thoái hóa không hồi phục, gây suy giảm trí nhớ, nặng hơn có thể gây teo não.

– Đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim: Dòng máu đến nuôi dưỡng tim và não giảm, máu bị ứ trệ trong lòng mạch làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch.

– Sốc: Là một tình trạng cấp cứu có thể gây tử vong nhanh. Huyết áp giảm mạnh đột ngột, các cơ quan bị thiếu máu nghiêm trọng khiến da xanh tái, lú lẫn, mất ý thức, tức ngực, mạch nhanh yếu…

Khắc phục huyết áp thấp như thế nào?

Điều trị huyết áp thấp phụ thuộc vào nguyên nhân. Mục tiêu của điều trị là tăng huyết áp, giảm các triệu chứng và điều trị căn nguyên bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống

– Chế độ ăn mặn hơn, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì natri dư thừa có thể gây suy tim.

– Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa sắt, vitamin B12, acid folic để tăng sự tạo máu như thịt đỏ, trứng, sữa, gan và các loại rau màu xanh đậm.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn, giảm carbonhydrat và nghỉ ngơi sau ăn.

– Uống nhiều nước, một số loại đồ uống như trà, cà phê hay trà cam thảo cũng có tác dụng làm tăng huyết áp.

– Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Thay đổi lối sống sinh hoạt

– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu nhưng nên tránh tập quá nhiều vào trời nóng vì có thể gây mất nước.

– Tránh tắm nước nóng quá lâu.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên đứng dậy từ từ.

– Tránh đứng yên tại chỗ trong thời gian dài hoặc nằm trên giường quá lâu.

– Tránh nâng vật nặng, căng thẳng khi đi vệ sinh hay ngồi vắt chéo chân.

– Mang vớ hoặc tất y khoa để tăng áp lực và làm giảm sự tích tụ máu ở chân.

Đi bộ là liệu pháp đơn giản nhưng hiệu quả cho người huyết áp thấp

Dùng thuốc

Nếu áp dụng các phương pháp trên mà triệu chứng vẫn không giảm thì một số thuốc như fludrocortisone, midodrine, heptamyl… được sử dụng. Các thuốc này nâng huyết áp nhanh nhưng tạm thời bởi sau khi ngưng thuốc thì huyết áp lại hạ.

Nâng huyết áp bền vững từ thảo dược thiên nhiên

Ngày nay, các thảo dược tự nhiên đang được rất nhiều người quan tâm sử dụng nhờ những ưu điểm nổi trội. Đặc biệt là Đương quy được biết đến là một trong những thảo dược tốt cho người bệnh huyết áp thấp nhờ các tác dụng sau:

– Điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thể dịch, giúp nâng huyết áp ổn định một cách tự nhiên, không gây tăng huyết áp quá mức.

– Tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm các triệu chứng của huyết áp thấp.

– Bổ máu, kích thích tủy xương tạo hồng cầu do vậy làm tăng số lượng và chất lượng máu.

– An toàn và không gây các tác dụng phụ.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa thành phần Đương quy, tuy nhiên, người bệnh huyết áp thấp nên lựa chọn những loại có hội tụ đủ bộ 3 thảo dược là Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu để mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Sản phẩm thảo dược chứa Đương quy chuyên dành cho người huyết áp thấp

Điều trị hạ huyết áp: Cập nhật các phương pháp phổ biến nhất hiện nay!

Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp: nên ăn gì, kiêng gì?

Ds. Thu Hà

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-basics#1

Viết bình luận