Mồ hôi nhiều

Hướng dẫn cách nhận diện chứng ra mồ hôi nhiều

Ngày đăng: 12 Tháng Năm, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Mồ hôi nhiều có lẽ đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người khi chúng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống và công việc của họ. Nếu nghi ngờ rằng mình gặp phải chứng tăng tiết mồ hôi, dựa vào một số cách sau, bạn có thể “nhận diện” được chính xác chứng bệnh này.

Chẩn đoán mồ hôi nhiều dựa vào bệnh sử

Xem xét tiền sử gia đình là một trong những căn cứ để xác định chứng mồ hôi nhiều nguyên phát bởi ra nhiều mồ hôi có thể do di truyền. Bệnh sử hay yếu tố di truyền trong gia đình là những khía cạnh quan trọng để đánh giá bạn có mắc phải chứng bệnh này hay không.

Nhận diện mồ hôi nhiều dựa vào đặc điểm sinh lý bài tiết

Cần xem xét mồ hôi nhiều ở bạn thường diễn ra trong thời điểm nào, ban ngày hay ban đêm? Mồ hôi ảnh hưởng đến toàn cơ thể hay chỉ ở một bộ phận nào đó? Bạn có đang dùng loại thuốc nào không…

Nhận diện chứng tăng tiết mồ hôi chính xác giúp việc điều trị trở nên đơn giản

Nhận diện chứng tăng tiết mồ hôi chính xác giúp việc điều trị trở nên đơn giản

Nhận diện mồ hôi nhiều dựa vào các bài kiểm tra

Xét nghiệm máu, nước tiểu, tuyến giáp… để phát hiện các bệnh lý khác như tiểu đường, cường giáp, lao… hoặc khám da liễu sẽ được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra, thử nghiệm với giấy hoặc tinh bột iot cũng có thể chẩn đoán được chứng bệnh này. Cụ thể:

Thử nghiệm với giấy: Đặt một miếng giấy nhỏ ở vùng ra nhiều mồ hôi trên cơ thể, chẳng hạn như nách. Dựa trên mức độ gây ẩm ướt ở miếng giấy có thể đánh giá mức độ ra nhiều mồ hôi ở bạn

Thử nghiệm với tinh bột iot: Tinh bột được bôi trên các vùng da tiết nhiều mồ hôi trên cơ thể khi nhiệt độ môi trường được tăng lên. Điều này được thực hiện để kích hoạt cơ thể ra nhiều mồ hôi. Sau đó iot được rải trên lớp tinh bột này. Nếu iot chuyển thành màu xanh, có thể kết luận bạn bị ra mồ hôi nhiều

Mục đích của các thử nghiệm trên là để xác định bạn bị ra nhiều mồ hôi hay không và tăng tiết mồ hôi nguyên phát hay thứ phát. Nếu sau khi thực hiện, không tìm được nguyên nhân rõ ràng gây ra tình trạng ra nhiều mồ hôi ở bạn thì bạn được cho là mắc tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Nhưng nếu bạn có một số yếu tố khác đi kèm, chẳng hạn như lối sống chưa khoa học, mang thai, béo phì hoặc đang sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó, bạn sẽ được xếp vào nhóm tăng tiết mồ hôi thứ phát. Xác định chính xác nguyên nhân gây mồ hôi sẽ có vai trò vô cùng quan trọng để bạn lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Ds. Mai Lan

Nguồn tham khảo: http://www.medic8.com/healthguide/hyperhidrosis/sweating.html

Viết bình luận