Bệnh động kinh

Giải pháp giúp trẻ bị động kinh sớm hòa nhập với cộng đồng

Ngày đăng: 3 Tháng Tám, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Theo kết quả từ một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Nhi Đồng Lurie ở Chicago, ngay cả khi các cơn co giật đã được kiểm soát tốt thì trẻ em bị động kinh vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong học tập, khó khăn trong kiểm soát hành vi và tạo dựng các mối quan hệ bạn bè. Bởi vậy, bài viết sau sẽ giúp cha mẹ tìm ra được giải pháp tối ưu nhất giúp các em vượt qua những khó khăn này để sớm hòa nhập với cộng đồng.

Vì sao đã kiểm soát được cơn co giật, trẻ bị động kinh vẫn khó hòa nhập cộng đồng?

Mặc dù những cơn co giật đã được kiểm soát, trẻ bị động kinh vẫn gặp phải những vấn đề khó khăn trong giao tiếp, thu nhận kiến thức cũng như kiểm soát hành vi của mình. Nguyên nhân của vấn đề này là do khi lên cơn động kinh, các tế bào thần kinh phóng điện liên tục, quá mức đã làm tổn thương một số vùng não bộ, đặc biệt là một số vùng liên quan đến khả năng nghe, nói, khả năng nhận thức tiếp thu. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng động kinh lâu dài cũng gây ra nhiều tác dụng phụ liên quan đến sự bất thường trong nhận thức, tâm thần và hành vi của trẻ.

Trẻ mắc bệnh động kinh thường gặp phải những khó khăn gì?

Với những trẻ bị động kinh, chúng ta – những người làm cha, làm mẹ cần thực sự quan tâm tới các em để có thể thấu hiểu và thông cảm. Không chỉ cố gắng kiểm soát các cơn co giật, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu về những khó khăn trẻ gặp phải để có thể lường trước mọi tình huống, chăm sóc và định hướng cho trẻ tốt hơn, tránh tạo thêm áp lực cho trẻ.

Khả năng tiếp thu, học tập kém

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ những người có kết quả học tập không tốt thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em bị động kinh. Nguyên nhân của vấn đề này là do khả năng tập trung, chú ý của trẻ về một vấn đề thường không tốt. Ví dụ như chúng đang học toán, chưa học xong chúng đã nhảy sang vẽ, rồi đang vẽ chúng cũng có thể quay sang viết văn,….

Ngoài ra, trẻ bị động kinh cũng sẽ khó khăn hơn trong việc nghe, đọc, viết và tính toán. Từ đó việc theo kịp các bạn cùng trang lứa sẽ thực sự khó khăn hơn đối với trẻ. Ngoài ra khi xảy ra cơn động kinh, trẻ sẽ rất mệt mỏi và không thể ngay lập tức tham gia vào các chương trình học tập, giảng dạy giống như trẻ bình thường. Sự gián đoạn tạm thời này cũng có thể là một nguyên nhân gây nên việc trẻ bị động kinh khó đạt kết quả tốt trong học tập.

Sau cơn động kinh, trẻ khó có thể ngay lập tức quay lại học cùng các bạn

Bất lợi trong giao tiếp, rối loạn hành vi, cảm xúc

Sau khi lắng nghe tâm sự của các bậc phụ huynh chúng tôi nhận ra rằng, rối loạn hành vi ở trẻ bị động kinh chính là nỗi lo ngại lớn nhất của các bậc làm cha mẹ. Trẻ bị động kinh sẽ thường gặp một số các tình trạng rối loạn về cảm xúc và hành vi. Chúng sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm soát các cơn giận dữ của mình, chúng thường hay nổi cáu, kích động, la hét vô cớ và tự làm tổn thương mình hay những người xung quanh, tăng động quá mức… Đôi khi chúng có thể chuyển đổi tâm trạng một cách nhanh chóng, mới lúc trước chúng còn đang vui vẻ, cười đùa thì ngay sau đó chúng có thể chuyển sang trạng thái buồn phiền, chán nản.

Trẻ bị động kinh khó khăn khi tạo dựng các mối quan hệ xã hội

Sự tham gia vào các hoạt động thể chất với bạn bè là đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tính cách ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng bệnh động kinh, co giật kéo dài thường khiến trẻ không thể tham gia đầy đủ các trải nghiệm học tập, giải trí và xã hội. Những điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi tạo dựng các mối quan hệ, dễ trở thành mục tiêu bị trêu chọc bởi các bạn đồng trang lứa. Khi bị cô lập, chúng lại càng ý thức tiêu cực hơn về bản thân và luôn có suy nghĩ rằng “mình là một đứa trẻ không bình thường”.

Hướng dẫn cha mẹ cách giúp trẻ bị động kinh sớm hòa nhập cộng đồng

Động kinh là một chứng bệnh phức tạp có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của trẻ. Do đó, cần có những phương hướng đúng đắn để có thể giúp trẻ sớm vượt qua khó khăn, sớm hòa nhập với cộng đồng.

Trẻ bị động kinh luôn cần sự quan tâm từ phía cha mẹ và thầy cô

– Trước tiên nhà trường và giáo viên cần có các chiến lược dạy và học để phù hợp với những đứa trẻ này, ví dụ các chương trình chuyên sâu sử dụng kỹ thuật giảng dạy lặp đi lặp lại, là cách giúp cho trẻ có thể dễ dàng tiếp thu tốt hơn.

– Điều quan trọng là trao đổi với nhà trường để tạo điều kiện cho trẻ có thể tương tác tốt hơn với các bạn khác, hạn chế tối đa sự trêu trọc, bắt nạt hay cô lập, cách lý giữa những đứa trẻ. Một môi trường sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp trẻ bị động kinh có thể sớm hòa nhập với cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội và thể chất.

– Cha mẹ cần cho con em mình đến các cơ sở y tế để đánh giá, kiểm tra về tâm lý. Từ đó có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia thần kinh hay bác sỹ nhi khoa về một kế hoạch điều trị và giáo dục tốt nhất cho con em mình. Nên cho trẻ tham gia vào các chương trình trị liệu hoặc giáo dục nhấn mạnh các kỹ năng xã hội và kiểm soát bản thân..

– Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và thầy thuốc, cha mẹ cũng cần kết hợp thêm những giải pháp trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa sự tái phát sau này. Và để có thể giảm các cơn co giật, trấn an tinh thần, hạn chế tối đa những cảm xúc nổi nóng thất thường ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị chứa các thảo dược quý như An tức hương, Câu đằng, vốn có tác dụng rất tốt trong việc chống co giật, động kinh ở trẻ nhỏ.

Hi vọng với những thông tin bổ ích này, những trẻ em không may mắc bệnh động kinh sớm có thể phục hồi sức khỏe, cải thiện hành vi và nhanh chóng hòa nhập tốt với cộng đồng.

Thu Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsyresearch.org.uk/social-problems-in-children-with-epilepsy-persist-even-when-seizures-abate/

http://www.epilepsy.com/article/2014/3/epilepsy-impact-life-child

Viết bình luận