Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Đừng để viêm màng bồ đào gây biến chứng mù lòa vĩnh viễn!

Ngày đăng: 6 Tháng Mười, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Viêm màng bồ đào là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến ở Việt Nam. Điểm nguy hiểm của chứng bệnh này là dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về mắt khác, chẳng hạn như đau mắt đỏ… Chính điều này khiến cho viêm màng bồ đào khó được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng tái phát nhiều lần, ngày càng trầm trọng và dễ gây một số biến chứng nguy hiểm như glôcôm, đục thủy tinh thể, hay mất thị lực vĩnh viễn.

Viêm màng bồ đào là gì?

Viêm màng bồ đào là khi một trong 3 bộ phận của màng bồ đào bị viêm, đó có thể là phần mống mắt phía trước, thể mi ở giữa và hắc mắt ở phía sau. Nếu không sớm được điều trị, chứng bệnh này có thể làm nguy hại tới các mô mắt quan trọng, dẫn đến tình trạng mù lòa vĩnh viễn. Dựa vào vị trí bị tổn thương của mắt, viêm màng bồ đào được chia làm 3 loại:

– Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt – thể mi): các triệu chứng bắt đầu đột ngột và có thể kéo dài trong khoảng 8 tuần. Thường hay tái phát theo từng đợt, nếu không được điều trị có thể gây tăng nhãn áp hoặc mù lòa vĩnh viễn.

– Viêm màng bồ đào giữa (viêm thể mi): các triệu chứng nghèo nàn, khó phân biệt với các bệnh lý về mắt khác. Người bệnh thường nhìn mờ kèm theo có hiện tượng ruồi bay.

– Viêm màng bồ đào sau: Viêm ở mặt sau của mắt, dễ gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến hạn chế tầm nhìn của người bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai mắt. Triệu chứng thường khởi phát đột ngột và ngày càng trầm trọng hơn. Khi xuất hiện những biểu hiện sau, bạn nên thăm khám sớm để có hướng can thiệp kịp thời:

Đỏ mắt: Là do viêm khiến các mạch máu ở màng bồ đào bị xung huyết.

Đau mắt: Mống mắt, thể mi có mạng lưới thần kinh phong phú xuất phát từ dây thần kinh số V. Đau là do co thắt thể mi và các đầu tận cùng thần kinh bị kích thích bởi nồng độ độc tố cao.

Nhìn mờ, giảm thị lực: người bệnh cảm thấy như có một màng sương mờ che phủ trước mắt, nhìn mọi vật đều không rõ từng nét.

Tăng nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt: Viêm màng bồ đào kích thích dây thần kinh số 5, khiến người bệnh cảm thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều.

Xuất hiện chấm đen trước mắt (hiện tượng ruồi bay): Người bệnh có thể cảm nhìn thấy các chấm đen, hoặc những bóng mờ di chuyển trước mắt.

Người bệnh viêm màng bồ đào có thể thấy hiện tượng ruồi bay trước mắt

Người bệnh viêm màng bồ đào có thể thấy hiện tượng ruồi bay trước mắt

Viêm màng bồ đào – đâu mới là nguyên nhân?

Bệnh viêm màng bồ đào có thể khởi phát bởi các nguyên nhân sau:

– Chấn thương hoặc sau phẫu thuật mắt.

– Viêm do nhiễm vi khuẩn, virus: Virus herpes, giang mai, ký sinh trùng toxoplasmosis…

– Suy giảm miễn dịch trong một số bệnh lý như HIV, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp…

– Một số bệnh ung thư hiếm gặp, chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết cũng có thể gây tổn thương mắt dẫn đến tình trạng viêm màng bồ đào.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng bồ đào

Mỗi năm, có tới 300.000 trường hợp bị mất thị lực do viêm màng bồ đào. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất là từ 20 – 50 tuổi. Những người thường đeo kính áp tròng hoặc hút thuốc lá… cũng có nguy cơ bị viêm màng bồ đào cao hơn người khác.

Những biến chứng của bệnh viêm màng bồ đào

Nếu không được điều trị sớm, viêm màng bồ đào có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm gây mất thị lực vĩnh viễn, chẳng hạn như:

– Tăng nhãn áp.

Đục thủy tinh thể.

– Tổn thương dây thần kinh thị giác.

– Phù hoàng điểm.

– Bong võng mạc.

Phương pháp điều trị bệnh viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là bệnh lý khó điều trị, do vậy nếu có những triệu chứng bất thường kể trên, hãy nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa về mắt để được các bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm màng bồ đào

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, thông thường các bác sỹ sẽ kê một số loại như: thuốc chống viêm corticoid dạng uống, nhỏ mắt hoặc tiêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nhóm không steroid (paracetamol)…

Sử dụng kinh râm nhằm tránh ảnh hưởng không tốt từ ánh sáng, khói bụi tới mắt

Sử dụng kinh râm nhằm tránh ảnh hưởng không tốt từ ánh sáng, khói bụi tới mắt

Sử dụng thảo dược phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng của viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào rất dễ tái phát cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó ngoài việc điều trị thì phòng ngừa bệnh cũng nên được lưu tâm. Sử dụng kháng sinh tổng hợp, chống viêm corticoid trong các đợt viêm màng bồ đào tái diễn là điều bắt buộc, nhưng để phòng ngừa lâu dài thì việc sử dụng thuốc tây lại dễ gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Do vậy, các chuyên gia về mắt khuyến cáo rằng, sử dụng một số kháng sinh thiên nhiên như palmatin và berberin trong cây Hoàng đằng, kết hợp cùng nguồn chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Quercetin… trong các sản phẩm bổ mắt sẽ có tác dụng dọn dẹp các rác thải do quá trình viêm nhiễm trong mắt tạo ra sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm màng bồ đào tái phát hiệu quả, bền vững lâu dài.

Người bệnh viêm màng bồ đào nên ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp một số sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược tự nhiên, người bệnh viêm màng bồ đào cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn bằng cách:

– Tăng cường các loại thực phẩm có màu xanh, đỏ, vàng giàu vitamin A, C, E như: cà chua, cà rốt, đu đủ, cam…

– Vệ sinh sạch sẽ mắt hằng ngày, nhất là khi bạn có đeo kính áp tròng.

– Hạn chế hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, bụi bẩn.

– Giải tỏa căng thẳng bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ, ngồi thiền, yoga…

– Hạn chế tiếp xúc với động vật lạ, không đến các khi vực đông người, vùng đang có dịch để phòng ngừa vi khuẩn lao, sốt rét, quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa lây lan xoắn khuẩn giang mai, herpes…

Can thiệp phẫu thuật trong điều trị viêm màng bồ đào

Nếu sử dụng thuốc không làm giảm quá trình viêm và bệnh trở nên nghiêm trọng, tái phát nhiều lần, một số can thiệp phẫu thuật sẽ được thực hiện:

– Phẫu thuật vitrectomy: là phương pháp loại bỏ dịch thủy tinh trong mắt nhằm ngăn ngừa nguy cơ biến chứng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,… có thể xảy ra.

– Phẫu thuật ghép một thiết bị chứa thuốc corticoid vào mắt: thiết bị này giúp giải phóng thuốc từ từ trong vòng 2 – 3 năm để điều trị viêm, tuy nhiên tác dụng phụ là gây tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Viêm màng bồ đào là một bệnh lý dễ tái phát, khó phòng ngừa, và đã có rất nhiều người phải gắn bó với căn bệnh này suốt đời do không hiểu rõ về chứng bệnh này. Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp độc giả hiểu hơn cách phòng và điều trị viêm màng bồ đào, nhờ đó giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

Cao Thủy

Nguồn tài liệu:

https://www.aao.org/eye-health/diseases/uveitis-diagnosis

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uveitis/basics/treatment/con-20026602

Viết bình luận