Bệnh động kinh

Động kinh rung giật cơ – Căn bệnh ít người biết đến

Ngày đăng: 21 Tháng Tư, 2017
3.6/5 - (15 bình chọn)

Bạn có biết rằng, trung bình cứ 100.000 người thì sẽ có khoảng 18 – 28 người xuất hiện cơn động kinh rung giật cơ mỗi năm? Và sẽ thật không may mắn nếu chính bản thân bạn hoặc người thân mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng bởi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơn động kinh hoàn toàn có thể được kiểm soát. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Động kinh rung giật cơ là bệnh gì?

Động kinh rung giật cơ (động kinh múa giật) là hiện tượng giật một cơ hoặc một nhóm cơ bắp ở tay, chân, đầu cổ… xảy ra theo từng cơn đột ngột, nguyên nhân là do sự phóng điện bất thường giữa các nhóm tế bào thần kinh bên trong vỏ não. Thông thường, cơn rung giật cơ chỉ kéo dài thoáng qua trong một vài giây ngắn ngủi nên rất khó phát hiện.

Cơn động kinh rung giật cơ do sự phóng điện bất thường của vỏ não

Cơn động kinh rung giật cơ thường gây ra những cử động bất thường ở cả hai bên cơ thể trong cùng một lúc. Nó có thể xuất hiện đơn độc hoặc xuất hiện trong các hội chứng động kinh khác nhau bao gồm:

– Bệnh động kinh rung giật cơ thiếu niên: khởi phát ở tuổi dậy thì với những cơn rung giật vùng cổ, vai, cánh tay và thường xảy ra ngay sau khi ngủ dậy. Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn rung giật bằng thuốc nhưng phải sử dụng thuốc suốt đời.

– Hội chứng Lennox – Gastaut: thường gặp ở trẻ nhỏ và có sự kết hợp của nhiều thể động kinh khác nhau nên cơn giật tương đối mạnh, dạng này rất khó để điều trị.

– Bệnh động kinh rung giật tiến triển: Đây là hội chứng hiếm gặp và thường có sự kết hợp của cơn rung giật cơ với động kinh co cứng – co giật toàn thân. Dù người bệnh kiên trì điều trị trong một thời gian dài nhưng cũng không hiệu quả và tình trạng bệnh sẽ ngày một nặng dần.

– Động kinh rung giật cơ không tiến triển: Rung giật cơ nhẹ ở một bên mí mắt, mặt, chân, tay kèm theo các cơn vắng ý thức. Bệnh thường khởi phát ở giai đoạn sơ sinh và sẽ cải thiện dần theo tuổi tác nhưng thường để lại các rối loạn về tâm thần.

Người bình thường cũng có thể bị rung giật cơ khi vừa bắt đầu đi ngủ khiến họ tỉnh giấc hoặc bị nấc. Nhưng đây là hiện tượng rung giật cơ hoàn toàn lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Biểu hiện của động kinh rung giật cơ như thế nào?

Một cơn động kinh rung giật cơ có thể có một hoặc nhiều cơn giật cơ ngắn, thường ở vai cổ, múa giật cánh tay, chân làm đánh rơi đồ hoặc nếu xảy ra trong toàn bộ cơ thể thì sẽ giống như phản ứng giật mình. Những cơn giật này không đều đặn theo một nhịp nào cả và thường xuất hiện đột ngột. Cơn rung giật cơ diễn ra trong thời gian ngắn đến mức người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, nhưng không thể ăn uống, đi lại hay nói chuyện, tiếp tục việc đang làm cho đến khi cơn giật kết thúc.

Động kinh rung giật cơ thường xảy ra ở những đối tượng nào?

Nguyên nhân chính gây ra động kinh rung giật cơ hiện nay vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên thường thì bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người bị mất ngủ, mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, chấn thương cột sống hoặc tủy sống, đột quỵ hay chấn thương não, suy thận, suy gan, ngộ độc thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc tiếp xúc với ảnh sáng nhấp nháy (đèn trang trí, ánh sáng mặt trời lấp lánh trên sóng nước…)

Chẩn đoán bệnh động kinh rung giật cơ

Khi thăm khám ở chuyên khoa thần kinh của các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh rung giật cơ như: Điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT)…

Điều trị động kinh rung giật cơ như thế nào?

Với bệnh động kinh, phương pháp được lựa chọn hàng đầu vẫn là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc điển hình có thể ngăn chặn các cơn rung giật cơ như:

– Thuốc an thần: Clonazepam,…

– Thuốc chống co giật: Phổ biến nhất là levetiracetam (keppra), acid valproic (depakine) và primidone (mysoline).

Depakine – Thuốc chống co giật trong điều trị động kinh rung giật cơ

Ngoài sử dụng các thuốc theo kê đơn của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ điều trị từ sản phẩm thảo dược chứa Câu đằng, An tức hương,… như một liệu pháp tự nhiên giúp an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó có thể làm giảm mức độ và tần suất các cơn động kinh rung giật xảy ra.

Trẻ bị động kinh rung giật cơ có thể chữa khỏi không?

Hầu hết cơn động kinh rung giật cơ sẽ hết khi trẻ lên 5 hoặc 6 tuổi, đôi khi sớm hơn. Khoảng một nửa số trẻ em bị rung giật cơ ngay từ lúc sơ sinh nhưng không bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, tuy nhiên, một số trường hợp có thể chậm phát triển về ngôn ngữ và nhận thức hơn so với bình thường.

Làm gì khi gặp một người bị lên cơn động kinh rung giật cơ?

Nếu chẳng may gặp một người bị động kinh rung giật cơ, bạn cần tìm hiểu những việc cần làm để giúp họ khi cơn động kinh rung giật xuất hiện. Việc đầu tiên là giúp họ tránh khỏi khu vực có nguy hiểm như mảnh rơi vỡ thủy tinh hay các dụng cụ điện,… Nếu chẳng may bị chấn thương ngay lúc đó, hãy xử lý và trấn an họ cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Nên nhớ rằng không nên kìm chế hoặc la hét khiến người bệnh sợ hãi và nhớ gọi cấp cứu nếu cơn rung giật diễn ra liên tiếp nhau hoặc kéo dài trên 5 phút.

Ngoài sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ hàng ngày, điều chỉnh lối sống cũng giúp ích rất lớn cho người bệnh động kinh rung giật cơ trong quá trình điều trị. Người bệnh nên ăn chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao, ít carbohydrat; ngủ nhiều và tránh các yếu tố nhất định có thể kích thích hệ thần kinh (ví dụ như ánh sáng nhấp nháy) nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051 để được tư vấn chi tiết hơn về chế độ ăn cũng như các phương pháp trị động kinh rung giật cơ hiệu quả.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp điều trị động kinh rung giật cơ ở trẻ

Bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng cơn?

Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?

Ds. Lương Lan

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/myoclonic-seizures

https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Myoclonic-Epilepsy.aspx

http://doosesyndrome.org/mae-explained/myoclonic-seizures

http://study.com/academy/lesson/what-is-a-myoclonic-seizure-definition-causes.html

Viết bình luận

  1. Huongg Trà :

    Cháu chào bác sĩ. Cháu năm nay 20 tuổi. 2 năm trước cháu bị 2 cơn giật cơ rồi ngất xỉu, đi khám ở bệnh viện Bạch Mai rồi uốnh thuốc Keppra thì sau 3 tháng bị 1 cơn nhẹ, ngã nhưng không mất ý thức, sau 2 năm uống thì không bị lại, đi khám bác sĩ cho dừng thuốc. Dừng được 1 năm thì khoảng 1 tháng trở lại đây cháu hay bị rung giật cơ, thi thoảng đnag viết bài như bị giật mình, vài ngày trước thì cháu bị giật cơ 5,6 phút rồi ngất xỉu giống 2 năm trước, cháu đi khám và bác sĩ kê liều thuốc Topamax 20 ngày. Bác sĩ cho cháu hỏi là bệnh của cháu có thể khỏi được không ạ ? Cháu không biết có phải do tác dụng ohuj của thuốc Topamax không mà từ khi uống thuốc cháu rất mể, thường xuyên lo lắng, bồn chồn, chán ăn, buồn nôn, suy nghĩ chậm, thị lực kém ạ, với cả như kiểu bị rối loạn thần kinh ý ạ. Huhu cháu buồn quá, cháu đnag học đại học Luật, cháu không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu nữa, cháu chỉ thương bố mẹ cháu thôi !

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trà,
      Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần kiên trì điều trị trong thời gian dài và hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu điều trị đúng phương pháp, người bệnh vẫn có thể kiểm soát được cơn động kinh và có được cuộc sống bình thường như những người khác.
      Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng nghi ngờ là tác dụng không mong muốn của thuốc như lo lắng, bồn chồn, chán ăn, buồn nôn… và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần sớm đi khám lại; trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể điều chỉnh loại thuốc, liều thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng này. Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, bạn không được tự ý ngừng thuốc vì điều này có thể khiến cơn động kinh bùng phát nghiêm trọng hơn.
      Trong điều trị động kinh thì việc dùng thuốc kháng động kinh theo đơn kê của bác sĩ vẫn là chỉ định đầu tay giúp người bệnh kiểm soát các cơn co giật. Bên cạnh đó, để kiểm soát cơn co giật hiệu quả và hạn chế nguy cơ phải tăng liều thuốc tây, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc kết hợp cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trong thời gian 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp dưỡng tâm an thần, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay tương tác với các thuốc đang dùng nên bạn có thể yên tâm dùng lâu dài. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

  2. Lâm, :

    Bé nhà em đến nay được 6 tháng tuổi, bé đi ngủ bị rung giật tay chân 2 lần, rung Giật ở đầu 2 lần . Tổng cộng là 4 lần, nhưng 2 lần sau cuối thời gian rung giật cách nhau 15 ngày , bé rung cũng mạnh và rõ rệt hơn khoảng 1-3 giây. Bé vẫn bình thường không sốt . Như vậy liệu có phải có nguy cơ mắc bệnh động kinh và có ảnh hưởng gì k ạ ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lâm,
      Biểu hiện rung giật cơ của bé có khả năng là dấu hiệu của cơn động kinh giấc ngủ, tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguyên nhân do rối loạn thần kinh khác gây ra. Vì độ tuổi của bé còn quá nhỏ nên để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gia đình nên sớm đưa con đến chuyên khoa Thần kinh tại các viện Nhi khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để đánh giá chính xác mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bệnh trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dong-kinh-khi-ngu-dung-chu-quan-khien-benh-kho-tri-khoi.html
      Bên cạnh đó, sau khi thăm khám nếu đúng là cơn động kinh giấc ngủ, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ chứa thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chua-dong-kinh-bang-thuoc-nam-hieu-qua-neu-ap-dung-dung.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sức khỏe!

  3. Linh, :

    Con tôi nay 7 tuổi . Tôi thấy bé có biểu hiện hay giật giật cơ mặt .tôi hỏi bé sao hay làm vậy

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Linh,
      Không biết ngoài giật cơ mặt, con bạn còn có biểu hiện bất thường nào khác không? Triệu chứng hiện tại của con bạn có thể do nhiều nguyên nhân như: thiếu canxi, mệt mỏi, thiếu ngủ, phản ứng phụ của thuốc…Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số rối loạn về thần kinh như: liệt dây thần kinh mặt, loạn trương lực cơ, rối loạn tíc hoặc động kinh. Do vậy, bạn nên đưa con đi khám tại chuyên khoa thần kinh các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…, để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm về bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cac-hoi-chung-dong-kinh-o-tre-em-thuong-gap.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/roi-loan-tic-roi-loan-van-dong-pho-bien-o-tre-it-cha-me-biet-den.html
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!

  4. Khoa, :

    chào bs con e gần 6 tháng còn bị hội chứng down ko hậu môn.hỏi 2thang còn có hiện tượng run giật bs nhi trung ương có kế vitamin d cho con uống thì có giảm.nhưng gần đây còn có hiện tượng chu môi mút lưỡi cô cũng chân tay mặt con thì bị rung giật nhãn cầu thỉnh thoảng môn còn hay sụn bột liệu có phải biểu iện của đông kinh ko ah, tư vấn giúp em ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Khoa,
      Những triệu chứng ở bé rất gần với dấu hiệu của bệnh động kinh. Đây là hiện tượng khá thường gặp ở những trẻ có hội chứng Down. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác cần sự thăm khám trực tiếp cũng như thực hiện các chiếu chụp, xét nghiệm cần thiết khác. Vì vậy, bạn nên đưa bé đi khám sớm tại Bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh Nhi các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các biểu hiện động kinh ở trẻ nhỏ trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dong-kinh-o-tre-sinh-benh-nguy-hiem-nhung-de-nham-lan.html
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé mau khỏe!

  5. Nguyên, :

    Chào bác sĩ ạ.cho e hỏi mẹ em hơn tháng nay có mổ sỏi thận (mổ banh) nhưng từ lúc mổ xong mẹ em hay lên cơn rung giật cả tay chân người và sau đó có lên triệu chứng lên cơn giống bị động kinh khoảng mấy phút.và tình trạng sau đó mẹ cũng đỡ nhưng vẫn k thể đi lại bình thường.nhưng sau khoảng thời gian 10 ngày đỡ rung nhưng sau đó lại rung nhiều khoảng 2 tới 3 ngày lại thôi ạ.sau khoang thời gian đó lại lặp lại ạ. Mong bác sĩ hãy giải thích dùm em với chỉ cho em hướng điều trị a. Em xin cảm ơn

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyên,
      Những biểu hiện mẹ bạn đang gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn điện giải do chức năng thận chưa hồi phục, tổn hại dây thần kinh vùng phẫu thuật, động kinh,… Tùy từng bệnh sẽ có cách can thiệp, điều trị khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      Tốt nhất, với tình trạng hiện tại, bạn nên đưa mẹ đi khám lại tại bệnh viện đã phẫu thuật để tìm ra chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả.
      Sau khi thăm khám, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 nếu cần hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc mẹ bạn sức khỏe!

  6. Trần Thành :

    Bác em do uống rượu nhiều nên bị bệnh động kinh co giật, lên cơn co giật thì nghiền răng ken két chân tay không làm chủ được bản thân, đạp, vung vẫy, 4 người thanh niên không giữ nổi chân tay cơ thể của bác.
    Vậy cho cháu hỏi bệnh này có nguy hiểm không, và có kéo dài được tuổi thọ không ạ. Hiện tại bác đang được điều trị bệnh tại thành phố Lai Châu

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trần Thành,
      Động kinh bệnh lý mạn tính và nguy hiểm, có thể gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe, tính mạng cho người bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-anh-huong-nguy-hiem-cua-benh-dong-kinh-co-ban-chua-biet.html
      Tuy nhiên nếu điều trị kịp thời, đúng hướng, bác của bạn có thể giảm bớt các triệu chứng co giật, nghiến răng, vùng vẫy và kéo dài tuổi thọ. Với tình trạng hiện tại, không biết bác bạn đã điều trị được bao lâu? Nếu đã điều trị tại Lai Châu trong thời gian dài không cải thiện, gia đình nên đưa bác đi khám tại các địa chỉ uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, gia đình bạn cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh động kinh đang áp dụng hiện nay và cách sơ cứu khi bác lên cơn co giật trong 2 bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/7-buoc-cuu-khi-gap-nguoi-bi-co-giat-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc bác của bạn sớm khỏe!

  7. Thanh Lan, :

    Em tìm hiểu và đọc các bài viết trên trang web của bác sĩ thực sự đó là những kiến thức rất bổ ích và quý giá.Trong các bài viết của bác sĩ em có đọc và thấy trường hợp của con gái em có vẻ trùng với chứng động kinh rung giật cơ, bác sĩ tu vấn giúp em ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thanh Lan,
      Động kinh rung giật cơ (myoclonic) hay múa giật là một trong những thể động kinh phổ biến, gặp ở khoảng 10% trẻ bị động kinh, thường khởi phát trước 3 tuổi và có thể đi kèm với nhiều thể động kinh khác. Cũng giống như các thể động kinh khác, việc điều trị động kinh rung giật cơ sẽ tùy thuộc vào triệu chứng và thể bệnh. Đối với động kinh rung giật cơ đơn thuần, hoặc động kinh rung giật cơ thể thiếu niên, người bệnh thường có thể kiểm soát được các cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh do bác sĩ chỉ định. Còn đối với những thể khác liên quan tới động kinh rung giật cơ thì việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm tần suất, mức độ các cơn co giật và giảm nhẹ những ảnh hưởng xấu của các cơn động kinh đến người bệnh. Thuốc kháng động kinh vẫn có thể vẫn được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Bạn có chia sẻ con gái bạn đang mắc phải căn bệnh này, không biết năm nay bé bao nhiêu tuổi? Bé có biểu hiện cụ thể như thế nào? Bạn có thể chia sẻ rõ hơn hoặc gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!

  8. Nam :

    Em của tôi bị động kinh, co giât từ nhỏ, hiện nay đã 35 tuổi rồi, làm gì để đỡ ạ,

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nam,
      Động kinh là một bệnh mạn tính cần trị trong thời gian dài. Không biết trong những năm qua, em bạn đã điều trị tại bệnh viện nào? Quá trình điều trị ra sao? Tần suất, mức độ cơn hiện nay như thế nào? Nếu các cơn động kinh vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả, em bạn nên đi tái khám tại các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện uy tín dưới đây để xác định đúng mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả hơn.
      Miền Bắc
      – Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
      Miền Trung
      – Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
      Miền Nam
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM
      – Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM
      Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh động kinh đang áp dụng hiện nay trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, em bạn nên sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc em bạn sớm khỏe!

  9. Nguyen thi bich tram :

    Bé nhà em bị dựt bả vai o ben tay phải 1p dựt 1 lầm như vậy có phải là động kinh không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyen thi bich tram,
      Co giật bả vai hay các bộ phận khác có thể do động kinh, tuy nhiên cũng không loại trừ nguyên nhân do thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, hoặc chỉ là do căng thẳng quá mức. Bé mới bị giật bả vai 1 lần, do vậy trước mắt bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh học tập hoặc làm việc quá sức, ngủ đủ giấc. Nếu tình trạng co giật vẫn tái diễn, bạn nên cho bé đi khám sớm tại chuyên khoa Thần kinh các bệnh viện lớn để được chẩn đoán cho chính xác và có hướng điều trị cho hiệu quả.
      Nếu cần chúng tôi tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc con bạn và gia đình sức khỏe!