Bệnh động kinh

Điểm danh các phương pháp chữa bệnh động kinh không dùng thuốc

Ngày đăng: 8 Tháng Ba, 2018
5/5 - (7 bình chọn)

Theo các nhà khoa học, phương cách chữa bệnh động kinh tối ưu nhất tính đến thời điểm hiện tại vẫn là dùng thuốc đến khi cơn không còn. Tuy nhiên, thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, bởi vậy, việc kết hợp thêm các cách trị động kinh không dùng thuốc sẽ là giải pháp an toàn giúp người bệnh sớm kiểm soát cơn, rút ngắn thời gian điều trị.

Chữa bệnh động kinh bằng đông y

Từ lâu, mọi người vẫn thường truyền tai nhau những cách chữa động kinh bằng dân gian như mật kỳ đà, giun đất (địa long), tiết quạ đen,… hoặc một số thảo mộc như ngải cứu, tầm gửi,… Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng thực sự của những phương pháp này. Bởi vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Ngược lại, với tinh chất từ cây Câu đằng, An tức hương, các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu rất kỹ lưỡng và bài bản trước khi ứng dụng trong điều trị bệnh co giật, động kinh. Đặc biệt, hoạt chất sinh học Rhynchophyllin trong Câu đằng có khả năng trấn kinh, an thần, kích thích não bộ tăng tổng hợp GABA – chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế, bởi vậy có thể tác động làm giảm tần suất và mức độ cơn co giật. Việc kết hợp sử dụng thuốc tây cùng các chế phẩm thảo dược này sẽ giúp người bệnh giảm đáng kể thời gian điều trị, qua đó gián tiếp hạn chế được những phản ứng phụ của tây y khi dùng dài ngày.

Nếu cần tư vấn sâu hơn về phương pháp này, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0243.775.9051. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích của Câu đằng với bệnh nhân động kinh, co giật qua bài viết: Câu đằng, thảo dược quý giúp ngăn ngừa cơn co giật, động kinh

Hoạt chất Rhynchophyllin trong cây Câu đằng có khả năng hỗ trợ chữa bệnh động kinh

Chữa bệnh động kinh qua điều chỉnh chế độ ăn

Bất kể bệnh lý nào đều bị ảnh hưởng bởi đồ ăn thức uống hằng ngày, nhất là bệnh lý nhạy cảm như bệnh động kinh. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy khi bệnh nhân ăn uống quá nhiều các nhóm thực phẩm giải phóng năng lượng nhanh như tinh bột tinh chế, bánh kẹo, nước ngọt,… hoặc chứa nhiều chất kích thích não bộ như bột ngọt, bột nêm đều dễ khởi phát cơn. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế các loại đồ ăn này, thay vào đó là tăng cường thực phẩm giàu lipid và protein, lựa chọn thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu riêng một chế độ ăn cho trẻ động kinh, gọi là Ketogenic. Mặc dù hiệu quả cao nhưng chế độ ăn này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định, vì vậy khi áp dụng cần được sự đồng ý và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Xem thêm: Chế độ ăn Ketogenic: Lợi ích và rủi ro đối với trẻ động kinh

Ngoài ra, có một số loại vitamin và khoáng chất cũng rất có lợi cho bệnh nhân động kinh như B6, B9, D, E, Magie, Kẽm, Sắt, omega – 3. Vì vậy, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần và tăng cường rau xanh, trái cây.

Học cách tự nhận biết và cố gắng kiểm soát cơn

Một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân động kinh có những dấu hiệu báo trước cơn sắp xảy ra như mệt mỏi, nôn nao, khó chịu, nhức đầu, lo lắng,… Nếu có các dấu hiệu này, bệnh nhân có thể rèn luyện các phương pháp thiền hoặc tập trung sâu vào một vấn đề nào đó (như nhìn vào một vật, làm bài tập) để giảm mức độ cơn, thậm chí là kiểm soát không để cơn xảy ra.

Thiền định có thể giúp giảm mức độ, thậm chí ngăn chặn cơn động kinh

Phản hồi sinh học – Phương pháp mới chữa bệnh động kinh

Đây là phương pháp mới, vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa được áp dụng rộng rãi nhưng bắt đầu có những tín hiệu khả quan. Phản hồi sinh học dựa theo việc để bệnh nhân tự theo dõi điện não đồ trên màn hình máy tính, sau đó cố gắng duy trì suy nghĩ ổn định để tránh cơn động kinh khởi phát. Dần dần, bệnh nhân có thể cách ly máy móc, tự kiểm soát hoạt động của hệ thống điện não. Đây là phương pháp hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân động kinh trong tương lai.

Ds. Quỳnh Trâm

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.healthline.com/health/natural-treatments-epilepsy#

Viết bình luận

  1. Hải :

    Bs cho e hỏi
    Bé nhà e hien tại gần được 3 tuổi từ nhỏ bé k có biểu hiện gì lạ , gần day bé có 3 làn bé bi ngất lần 1 -2 thì tự nhiên bé nôn mửa dần luội đi
    Lần 3 mới đây bé tự nhiên ngã nhào xuống đất có giật trợn mắt Tay chân cứng đơ
    Gia đinh đưa lại bác sĩ khám bé bi viên họng
    Bác si cho e biết đay là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng chữa được không ah
    E cảm ơn bs ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hải,
      Biểu hiện co cứng, co giật toàn thân, nôn mửa, ngất lịm của con bạn có thể do một số nguyên nhân gây ra như bệnh động kinh, co giật tâm lý, rối loạn thần kinh tạm thời, bệnh chuyển hóa làm hạ đường huyết, hạ canxi máu… hoặc cũng có thể liên quan đến một vấn đề bất thường trong não bộ. Hiện tình trạng này đã xảy ra 3 lần, chúng tôi khuyên bạn nên đưa con đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện Nhi khám, làm thêm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị hiệu quả.
      Vì hiện tại chưa chưa xác định đúng nguyên nhân khiến con bạn bị co giật là gì do đó chúng tôi không thể đưa ra định hướng điều trị phù hợp cho con bạn được. Thông thường nếu là do bệnh động kinh thì để kiểm soát tốt cơn rất có thể con bạn cần phải dùng thuốc tây kháng động kinh trong một thời gian dài, lúc này gia đình cần kiên trì điều trị cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ.
      Bên cạnh đó, trong trường hợp con bạn đã bị co giật 1 lần, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt; hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra, để hạn chế những tổn thương ngoài ý muốn, gia đình bạn nên theo dõi kỹ các biểu hiện của con, nếu bé tiếp tục có hiện tượng co giật khi đó nên bình tĩnh và xử trí theo các bước như sau:
      – Loại bỏ tất cả những vật cứng, sắc nhọn ra xa để tránh chấn thương do va đập khi co giật không kiểm soát.
      – Đặt một vật mềm (chăn, gối, quần áo) dưới đầu, nới lỏng quần áo để bé dễ thở hơn.
      – Nghiêng đầu bé sang một bên (tốt nhất là bên trái) để đờm, dãi chảy ra bên ngoài, tránh làm tắc nghẽn đường thở.
      – Không giữ chặt chân tay hoặc để bất cứ vật gì vào miệng, để bé co giật tự do.
      – Quan sát và ghi lại các biểu hiện cơn như thời gian, vị trí cơ, màu sắc môi, tay… để thông báo lại với bác sĩ.
      – Khi cơn co giật đã kết thúc nên xoa bóp nhẹ nhàng tay chân, cho bé nằm ngủ, nghỉ ngơi để giảm bớt mệt mỏi.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé sức khỏe!

  2. Bui thi phuong :

    BS cho em hoi dùng cốm egaruta này có tác dụng phụ gì ko ? Uống nhiều có ảnh hưởng sk và sinh sản sau này của bé ko ? Bệnh động kinh sử dụng thường xuyên có khỏi dc ko a

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bui thi phuong,
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là sản phẩm giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Sản phẩm rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ gì và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bé.
      Động kinh là bệnh mạn tính, khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu nguyên nhân xuất phát từ những thương tổn não bộ, còn trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì có khả năng chữa khỏi. Với tình trạng hiện tại, nếu bé kiên trì sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta thì sẽ có thể kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh và có một cuộc sống như những người bình thường khác.
      Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!