Huyết áp thấp và thiếu máu não

Chuyên gia tư vấn trực tiếp về bệnh và phương pháp điều trị huyết áp thấp

Ngày đăng: 28 Tháng Mười Hai, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Huyết áp thấp là căn bệnh tưởng chừng như không nguy hiểm bởi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thoáng qua, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ hồi phục. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, rất có thể sẽ gây biến chứng như giảm trí nhớ, đột quỵ, nhũn não, teo não, nguy hiểm tới tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Đa phần mọi người sẽ lựa chọn giải pháp uống thuốc tây, ăn sô cô la, kẹo ngọt, uống cà phê hay trà gừng để nâng huyết áp nhanh chóng. Tuy nhiên, những cách này chỉ mang đến hiệu quả tạm thời, không thể giải quyết bệnh triệt để từ căn nguyên. Hệ quả là bệnh huyết áp thấp ngày càng nặng hơn, gây tâm lý chán nản, bi quan.

Vậy có phương pháp nào để giúp điều trị huyết áp thấp đạt hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa biến chứng nguy hại của bệnh? Cùng theo dõi những lời giải đáp từ ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh – Bệnh viện Lão khoa TW qua chương trình Giao lưu trực tuyến có chủ đề: “Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể – Giải pháp trị và phòng tránh rủi ro”

Mục lục

Như thế nào được coi là huyết áp thấp?

ThS.Bs. Vân Anh:

– Huyết áp thấp là tình trạng áp lực dòng máu trong lòng mạch giảm thấp, được đặc trưng bởi hai yếu tố:

– Chỉ số huyết áp trên dưới 90mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp dưới dưới 60mmHg.

Bệnh nhân có các triệu chứng: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, bủn rủn chân tay… thậm chí té xỉu. Lâu dài sẽ gặp hiện tượng chán ăn, mất ngủ, có trường hợp sốc do tụt huyết áp quá sâu, tai biến mạch máu não, trí nhớ giảm sút…

Nhận diện bệnh huyết áp thấp qua triệu chứng

Đau đầu, nặng gáy, mỏi cổ thường xuyên, chỉ số huyết áp 110/55 là bệnh gì?

Nguyễn Đàm Quỳnh Chi: Năm nay mẹ tôi 57 tuổi. Gần đây mẹ tôi hay bị đau đầu, cảm giác bị nặng về phía sau gáy, cổ mỏi. Tôi đo huyết áp cho mẹ thấy chỉ số là 110/50. Xin bác sĩ giải đáp giúp bệnh của mẹ tôi là bệnh gì, phải điều trị thế nào để sớm phục hồi?

ThS.Bs. Vân Anh:

Huyết áp tâm trương ở mức 55mmHg của mẹ bạn là tương đối thấp. Tuy nhiên, ngoài do nguyên nhân huyết áp thấp dẫn tới thiếu máu cung cấp cho vùng vai gáy thì các biểu hiện mà mẹ bạn đang gặp phải còn có thể vì có thoát vị đĩa đệm gây chèn ép vào các mạch máu khu vực vai gáy. Tốt nhất, bạn nên đưa mẹ đi khám sớm để điều trị sớm.

Run chân tay, đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có phải biểu hiện huyết áp thấp không?

Thu Phạm: Chào bác sĩ. Nhịp tim của em là 85, huyết áp khoảng 108/67mmHg. Bình thường em hay bị nhức đầu, mỏi gáy, hoa mắt chóng mặt, tay chân run. Khi đói mà ăn vào em bị bốc hỏa lên trên đầu, đầu óc mơ màng, không được tỉnh táo. Dạo này em đổ mồ hôi nhiều hơn trước. Thỉnh thoảng em cũng bị khó thở, tức ngực nếu trời nóng quá, lạnh quá hoặc mỗi khi vận động mạnh. Biểu hiện của em có phải do huyết áp thấp gây ra không ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em.

ThS.Bs. Vân Anh:

Huyết áp 108/55mmHg là bình thường. Mặc dù vậy, chỉ đo huyết áp một lần hoặc một thời điểm thì chưa đủ để khẳng định huyết áp trung bình của bạn có phải ở mức này hay không, nên cũng chưa thể nói bạn bị huyết áp thấp hay không bị. Vì vậy, đầu tiên bạn nên đo lại huyết áp của mình ở nhiều tư thế, như đứng, ngồi, nằm và đo tối thiểu 3 lần trong ngày để xem mức huyết áp trung bình là bao nhiêu. Tuy nhiên, qua các triệu chứng của bạn, tôi nghĩ khả năng bạn bị bệnh cường giáp cao hơn là huyết áp thấp. Cường giáp để lâu rất nguy hiểm, dễ dẫn tới nhiều biến chứng, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm, xem mình có bị cường giáp hay bệnh tim mạch nào không để điều trị từ sớm.

Sau khi ăn bị choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi có phải do huyết áp thấp không?

Hoàng Yến Lê: Sau khi ăn xong em thường cảm thấy rất mệt, đầu nhức, choáng váng y như bị tụt huyết áp vậy. Tình trạng này hay xảy ra mặc dù mỗi bữa em chỉ ăn gần nửa chén cơm, khiến em rất khó chịu. Đây có phải do huyết áp thấp không bác sĩ, phải làm thế nào để khắc phục ạ?

ThS.Bs. Vân Anh:

Với những người bị bệnh huyết áp thấp, thường sau mỗi bữa ăn dễ bị tụt huyết áp hơn so với người khác. Không chỉ khiến bệnh nhân bị khó chịu vì đau nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mà còn gây ra những cơn té ngất, gây tai nạn hoặc va đập chấn thương.

Trước mắt, bạn cần đo huyết áp ở các thời điểm trong ngày xem mức huyết áp trung bình của mình là bao nhiêu. Nếu bị huyết áp thấp, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn một chút, ăn ít tinh bột, không nên ăn quá no mà ăn thành nhiều bữa. Bạn nên ăn thực phẩm dễ hấp thu, ví dụ như sữa ấm sẽ giảm bớt được hiện tượng hạ huyết áp sau mỗi bữa ăn.

Rối loạn kinh nguyệt, tay chân lạnh, choáng váng mỗi lúc thay đổi tư thế là bệnh gì?

Trần Thị Thu Hồng: Chào bác sĩ, em 21 tuổi. Trước đây, có lần em bị choáng, té xỉu năm 15 tuổi. Gần đây thì hay bị choáng, tối sầm mặt mũi khi đứng lên, ngồi xuống. Da mặt em rất vàng, sạm, bàn tay bàn chân rất lạnh, kinh nguyệt không được đều. Những triệu chứng này là bệnh gì vậy bác sĩ? Làm như thế nào để trị được ạ?

ThS.Bs. Vân Anh:

Bạn có những dấu hiệu tụt huyết áp tư thế rất điển hình, từ đó dẫn tới thiếu máu não. Bạn nên tự kiểm tra huyết áp tại nhà, ở các tư thế khác nhau để kiểm tra xem có phải bạn bị tụt huyết áp tư thế đứng không. Ngoài ra, bạn nên bổ sung đủ dinh dưỡng, tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột và có thể tập thiền, yoga để cải thiện sức khỏe. Để chẩn đoán thiếu máu, nếu chỉ căn cứ vào biểu hiện lạnh tay chân, sạm da thì chưa đủ, bạn cần làm xét nghiệm máu để đánh giá công thức máu mới kết luận được.

Mất ngủ, chán ăn, chóng mặt, hoa mắt khi mang thai có phải là bệnh huyết áp thấp không?

Trang Luna: Tôi đang mang thai 5 tháng, hay bị chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt nặng khi ngồi máy tính thời gian dài. Tôi cũng hay bị chán ăn, khó ngủ. Đo huyết áp thấy chỉ số là 110/70. Như vậy có phải là huyết áp thấp không, chữa trị như thế nào ạ? Tôi có cần uống thuốc gì không bác sĩ?

ThS.Bs. Vân Anh:

110/70mmHg là chỉ số huyết áp bình thường, không phải thấp. Tuy nhiên, bạn cần đo huyết áp nhiều lần trong ngày, ở nhiều tư thế khác nhau (ngồi, nằm, đứng) mới phản ánh được đúng mức huyết áp trung bình, từ đó mới khẳng định được bạn có bị huyết áp thấp hay không.

Thứ nhất, bạn cần điều chỉnh lại lối sống của mình trước đã, đi lại một cách nhẹ nhàng, ăn uống đầy đủ hơn vì đang mang thai mà ngồi máy tính nhiều dễ bị thiếu máu não. Bạn nên chọn loại đồ ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, hạn chế ăn no quá, ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu mà có thể ăn thành nhiều bữa, ăn nhiều rau xanh đậm. Thứ hai, bạn nên đi bệnh viện để thăm khám, xem có thiếu calci, thiếu máu hay không để bổ sung sớm.

Sau khi sinh bị mệt, chóng mặt, hoa mắt, choáng ngất là do đâu?

Thủy Cao: Chị gái cháu vừa sinh em bé được 3 tháng. Từ lúc sinh tới giờ chị hay bị mệt, chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngã ngất lịm đi. Vậy chị cháu bị bệnh gì thưa bác sĩ? Và chị cháu nên làm thế nào để sớm khắc phục tình trạng trên ạ? Dùng Hồng Mạch Khang được không ạ?

ThS.Bs. Vân Anh:

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, chẳng hạn như rối loạn nội tiết tố, thức khuya thường xuyên để chăm con, ăn uống chưa khoa học dễ dẫn tới nhịp sinh học của cơ thể bị xáo trộn. Nếu các triệu chứng của chị bạn ngày càng nhiều và nặng, gia đình nên đưa chị đi khám để xem có bị thiếu máu hay huyết áp thấp sau sinh không. Đồng thời chị bạn nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chia sẻ việc chăm con với người thân để nghỉ ngơi tốt hơn. Bên cạnh đó, chị bạn hoàn toàn sử dụng được Hồng Mạch Khang để ổn định huyết áp, cải thiện chất lượng máu, nâng cao sức khỏe.

Huyết áp thấp, sau đó hay bị tê lưỡi, co rút khó cử động tay chân là bệnh gì?

Phạm Trung Đức: Cháu có người thân bị huyết áp thấp đã lâu, hôm nay bỗng nhiên lưỡi bị tê cứng, nói không được, tay chân co rút, rất khó cử động. Biểu hiện như vậy là sao vậy bác sĩ?

ThS.Bs. Vân Anh:

Huyết áp thấp lâu ngày dẫn tới ăn uống kẻm, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, mất ngủ kéo dài. Khi không ngủ đủ trong một thời gian có thể gây suy nhược thần kinh, lâu dài bệnh nhân có biểu hiện tê cứng lưỡi, toàn thân co cứng như trường hợp của người thân bạn. Mọi người không nên chú ý nhiều quá đến người bệnh, vì khi họ thấy người xung quanh để ý có thể căng thẳng nhiều hơn, dẫn tới co cứng kéo dài và nặng hơn. Người thân của bạn nên đi thăm khám sớm, kiểm tra xem ngoài huyết áp thấp, suy nhược cơ thể còn có bệnh lý nào dẫn tới co cứng, tê lưỡi không, từ đó khắc phục kịp thời.

Ham muốn tình dục ở phụ nữ có bị ảnh hưởng bởi huyết áp thấp không?

Lê Lu: Chào bác sĩ, từ nhỏ tôi đã bị huyết áp thấp, nhưng không thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Đến nay tôi đã 30 tuổi, từ khi đi làm tôi hay bị tụt huyết áp hơn, thường choáng váng mỗi khi đứng lâu. Tôi cũng hay bị lạnh chân tay dẫn tới mất ngủ, nhất là về mùa đông. Sinh hoạt vợ chồng không còn được như trước. Tôi muốn hỏi huyết áp thấp có ảnh hưởng đến ham muốn của phụ nữ không? Xin được tư vấn giúp cách khắc phục.

ThS.Bs. Vân Anh:

Huyết áp thấp thực tế không làm giảm ham muốn. Nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn tới chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lâu dài gây rối loạn tình dục. Trước mắt, bạn nên sắp xếp công việc, tránh căng thẳng, stress quá mức và ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, bạn nên tham gia thể dục thể thao, đi du lịch để ổn định tâm lý, từ đó sẽ cải thiện đời sống vợ chồng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có dược liệu Xuyên tiêu, Đương quy, Ích trí nhân để ổn định áp huyết, giảm triệu chứng đang gặp phải.

Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong điều trị huyết áp thấp

Cách trị và phòng ngừa biến chứng huyết áp thấp hiệu quả

Thuốc đông y nào tốt cho người bị huyết áp thấp?

Trần Ngọc Như Ý: Mẹ tôi mắc bệnh huyết áp thấp đã 10 năm nay, thường chỉ số là 80/55mmHg. Mẹ tôi hay bị chóng mặt, nôn nao, hoa mắt, thậm chí ngất lịm đi mỗi khi tụt huyết áp. Mẹ tôi đã dùng nhiều thuốc tây nhưng chỉ đỡ lúc uống, ngừng thuốc là lại bị tái phát. Tôi cũng lo lắng thuốc tây có tác dụng phụ nên không giám cho mẹ dùng lâu. Giờ mẹ tôi dùng thuốc đông y được không, có loại nào tốt cho trường hợp của mẹ tôi?

ThS.Bs. Vân Anh:

Nếu huyết áp thấp quá hoặc bị tụt huyết áp do nguyên nhân mất nước, tác dụng phụ của thuốc khác thì bác sĩ sẽ kê thuốc co mạch nhằm kéo huyết áp lên tạm thời. Với trường hợp mẹ bạn, có thể cho mẹ bạn dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang – sản phẩm thảo dược giúp nâng chất lượng, số lượng máu, điều hòa huyết áp.

Bên cạnh đó, mẹ bạn nên tham gia các hoạt động xã hội để thư giãn tinh thần, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Nếu tinh thần tốt sẽ kéo theo sức khỏe cũng cải thiện tốt hơn.

Sau khi sinh bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt có thể dùng Tpbvsk Hồng Mạch Khang được không?

Nam Lê: Vợ em vừa mới sinh em bé. Sau khi sinh, vợ em thường bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, rất khó để tập trung vào mọi việc. Vợ em như vậy có phải là do huyết áp thấp không? Có sử dụng Hồng Mạch Khang được không?

ThS.Bs. Vân Anh:

Tình trạng mà vợ bạn đang gặp phải chưa hẳn là do huyết áp thấp gây ra. để biết được chính xác vợ bạn cần phải đo huyết áp. Thường ở phụ nữ sau sinh, mạch máu giãn nhiều hơn là người bình thường, hormon sinh dục thay đổi, không được ngủ đủ do phải chăm con có thể dẫn tới tình trạng giảm trí nhớ, mỏi mệt thường xuyên, hoa mày chóng mặt.

Trước tiên, vợ bạn có thể đo huyết áp tại nhà, đồng thời xem xét lại chế độ sinh hoạt đã phù hợp chưa. Nếu đúng là vợ bạn bị huyết áp thấp thì hoàn toàn dùng Tpbvsk Hồng Mạch Khang để nâng chỉ số huyết áp và đẩy lùi triệu chứng hiện tại. Tpbvsk Hồng Mạch Khang rất lành tính, sử dụng được cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, bạn cần san sẻ công việc trong gia đình để dành thời gian cho vợ bạn nghỉ ngơi đầy đủ.

Huyết áp 90/60mmHg, đau đầu, mệt mỏi nhưng uống thuốc không hiệu quả phải làm thế nào?

Đỗ Thị Ngọc Yến: Tôi bị bệnh huyết áp thấp, chỉ số thường là 90/60mmHg, đau đầu triền miên suốt 1 tháng nay. Tôi có dùng thuốc của bệnh viện nhưng chỉ hết đau đầu, huyết áp thì vẫn vậy. Ngừng thuốc khoảng 10 ngày tôi lại thấy rất mệt và đau đầu trở lại. Tôi nên làm thế nào? Cảm ơn bác sĩ.

ThS.Bs. Vân Anh:

Chỉ số huyết áp của bạn là thấp, nhưng chỉ trong 1 tháng nay thì chưa khẳng định được có bị bệnh huyết áp thấp không. Bạn nên xem lại xem trước đó có bị tiêu chảy hay bị sốt gây mất nước không? Bạn đã uống thuốc tây điều trị nhưng không đỡ, tôi thấy bạn nên điều chỉnh lối sống hợp lý song song với việc dùng thuốc bằng cách tránh làm việc quá sức, ngủ 7 – 8 tiếng ban đêm và 20 – 40 phút nghỉ trưa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều ngũ cốc, hoa quả, rau xanh và có thể bổ sung vitamin dạng uống. Bạn có thể tham gia tập thiền, tập yoga… để tăng lượng máu tuần hoàn, sớm ổn định áp huyết.

Nên ăn uống như thế nào nếu bị huyết áp thấp để sớm hồi phục

Đàm Sơn: Em 25 tuổi, bị bệnh huyết áp thấp từ lúc học cấp 3, hay đau nhức đầu, chóng mặt. Em có dùng một số thuốc tây nhưng không thấy đỡ. Em nên ăn gì, uống gì để sớm tăng được huyết áp ạ?

ThS.Bs. Vân Anh:

Khi có các triệu chứng của huyết áp thấp, phần lớn bệnh nhân đều nghĩ đến việc dùng thuốc tây để cải thiện. Tuy nhiên, không có một loại thuốc cụ thể nào phù hợp cho tất cả bệnh nhân. Bạn nên xem lại chế độ ăn của mình đã phù hợp hay chưa, có hay gặp căng thẳng, áp lực tâm lý gì không, có chơi thể thao hay vận động quá sức không, có dùng quá nhiều cà phê, rượu bia không? Vì những điều này đều có thể làm cho tình trạng đau đầu của bạn nặng hơn. Bạn nên điều chỉnh lối sống, xoa bóp giảm đau, sử dụng Hồng Mạch Khang để khắc phục trước khi nghĩ đến việc sử dụng thuốc.

Dùng Hồng Mạch Khang với liều 6 viên/ngày để cải thiện huyết áp thấp được không?

Đình Cường: Huyết áp của em khoảng 90/60mmHg. Em có đi khám ở bệnh viện lão khoa TW và được bác sĩ kê cho dùng Hồng Mạch Khang với liều 2 viên mỗi ngày. Em đọc trong toa hướng dẫn lại thấy dùng 4 – 6 viên mỗi ngày. Em muốn hỏi em có thể dùng liều 6 viên không? Vì em thấy dùng sản phẩm cũng khá tốt, giúp bổ máu và nâng huyết áp. Em có thể uống Tpbvsk Hồng Mạch Khang trong thời gian dài được không?

ThS.Bs. Vân Anh:

Với bệnh huyết áp thấp, bạn hoàn toàn có thể uống Tpbvsk Hồng Mạch Khang với liều 6 viên một ngày theo hướng dẫn của công ty sản xuất, và sử dụng 3 tháng để giảm triệu chứng cũng như nâng huyết áp.

Để xem toàn bộ chương trình tư vấn của ThS.Bs. Vân Anh, bạn có thể theo dõi qua video dưới đây:

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận