Bệnh động kinh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt với người bệnh động kinh

Ngày đăng: 6 Tháng Ba, 2017
4.9/5 - (9 bình chọn)

Ngoài việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ thì người bệnh động kinh cần phải có một lối sống lành mạnh, tránh xa các yếu tố có khả năng kích thích gây ra cơn co giật, động kinh để bệnh có thể kiểm soát hiệu quả. Vậy người bệnh động kinh nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người bệnh động kinh cần tránh các yếu tố kích hoạt cơn động kinh

Trong đa số các trường hợp, cơn động kinh thường không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, các yếu tố kích hoạt cơn động kinh là hoàn toàn có thể xác định được, bao gồm:

– Thiếu ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

– Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản như: mì chính, bột nêm, nước ngọt có ga, kẹo bánh, thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn

– Rượu bia và thuốc lá không trực tiếp gây co giật nhưng nên hạn chế sử dụng.

– Đèn nhấp nháy, trò chơi có màu sắc biến đổi nhanh chóng… có thể khiến người bệnh lên cơn động kinh khi nhìn vào.

Người bệnh cần tránh tối đa các yếu tố này để hạn chế cơn co giật, động kinh xuất hiện.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể kích hoạt cơn động kinh

Giải tỏa căng thẳng cho người bệnh động kinh

Không có nghiên cứu cho thấy các phương pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng bao gồm thở sâu, phản hồi sinh học, và các kỹ thuật thiền định, yoga… có thể giúp làm giảm các cơn co giật, động kinh nhưng chúng lại có khả năng làm giảm lo âu, căng thẳng – một tình trạng mà nhiều người bệnh động kinh gặp phải. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng tiêu cực của bệnh, một phần là do tác dụng phụ của nhiều thuốc điều trị. 

Tập thể dục với người bệnh động kinh

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì mật độ xương, hạn chế nguy cơ loãng xương và tình trạng tăng cân do thuốc điều trị bệnh động kinh gây ra. Một số người bệnh có thể xuất hiện cơn động kinh sau khi tập luyện thể thao nhưng trường hợp này là rất hiếm khi xảy ra.

Các biện pháp ăn kiêng cho người bệnh động kinh

Nhìn chung, về chế độ ăn uống, các chuyên gia thường khuyến cáo người bệnh động kinh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả tươi, sạch. Nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản, hạn chế thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn…

Ngay từ những năm 1920, các bác sỹ phát hiện người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn động kinh của mình nếu tuân thủ một số chế độ ăn được tuân thủ nghiêm ngặt:

Chế độ ăn KETOGENIC: Ăn nhiều dầu mỡ, không ăn tinh bột, đường và hạn chế ăn thịt. Chế độ ăn này có hiệu quả với cả những người bệnh dùng thuốc chống động kinh nhưng không có tác dụng.

Lượng chất béo trong chế độ ăn này chiếm đến 90% khẩu phần bữa ăn, 10% còn lại là đường, tinh bột và các loại thịt. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao chế độ ăn này lại có tác dụng mạnh mẽ trong ngăn ngừa cơn động kinh. Giả thuyết đưa ra là chế độ ăn nhiều chất béo, ít đường và protein khiến cơ thể tăng nồng độ xeton trong cơ thể. Từ đó, xuất hiện sự thay đổi acid amin trong não bộ khiến nồng độ của GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế tự nhiên của não bộ tăng lên.

Các nhà khoa học cho biết, 10 – 15% số trẻ sau một năm ăn chế độ ketogenic không còn cơn động kinh nào, 30% số trẻ gần như không cơ cơn động kinh. Chế độ ăn này được dùng khi trẻ rất khó kiểm soát cơn động kinh dù đã dùng thuốc, bị co giật toàn thể, động kinh rung giật cơ và chứng co thắt sơ sinh.

Một bữa ăn trong chế độ ăn KETOGENIC cho người bệnh động kinh

Tác dụng phụ và biến chứng của chế độ ăn ketogenic

– Cơ thể trẻ nhiễm toan máu do quá trình đốt cháy mỡ để lấy năng lượng

– Hạ đường huyết

– Đau dạ dày

– Cơ thể mất nước

– Rơi vào hôn mê

Tác dụng phụ lâu dài

– Nồng độ cholesterol triglyceride trong máu ở mức cao

– Sỏi thận do nhiễm acid kéo dài

– Trẻ chậm lớn

– Mật độ xương giảm gây loãng xương

– Chế độ ăn ATKINS: Ăn nhiều protein, hạn chế ăn tinh bột, đường cũng có tác dụng tốt cho người bệnh động kinh

Hỗ trợ tình cảm và tâm lý cho trẻ động kinh

Bên cạnh việc điều trị và duy trì một lối sống lành mạnh thì cha mẹ có con mắc bệnh động kinh nên giúp con bằng những biện pháp tâm lý. Những lời khuyên cho cha mẹ có con mắc bệnh động kinh:

– Trẻ được đối xử càng bình thường càng tốt

– Hãy nói với trẻ rằng động kinh không gây tử vong, con sẽ khỏe mạnh khi lớn lên

– Hãy cho trẻ tham gia các trò chơi thể thao lành mạnh dưới sự giám sát của người thân

Nếu việc hỗ trợ tâm lý cho con gặp quá nhiều khó khăn, cha mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để được khám tâm lý, điều trị. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên an ủi, động viên con để trẻ có niềm tin vào gia đình, sống vui vẻ lạc quan để ngăn ngừa các cơn động kinh một cách hiệu quả.

Đối với những người trưởng thành mắc bệnh động kinh thì gia đình cũng cần động viên, chia sẻ, tuy nhiên không nên tỏ thái độ “thương hại”. Đồng thời nếu là người bệnh thì bạn cũng cần chủ động chia sẻ những suy nghĩ trong lòng của mình với người thân, bạn bè, hội nhóm những người động kinh để tâm trạng được thoải mái vui vẻ hơn.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo: http://www.nytimes.com/health/guides/disease/epilepsy/lifestyle-changes.html

Viết bình luận

  1. Nguyen Thanh, :

    Chao bac si vo tui nam nay 30 tuoi .moi lan vo tui tuc gian len la bi co giat tay chan ca nguoi luon co lai nam tho khoang 1.2phut .moi binh thuong lai cho hoi bac si benh nay la benh gi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyen Thanh,
      Không biết tình trạng này đã xảy ra lâu chưa? Ngoài những lúc tức giận thì bình thường vợ bạn có bị co giật hay không? Biểu hiện co giật như của vợ bạn có khả năng là cơn co giật tâm lý xuất hiện khi bị kích thích mạnh hoặc gặp phải sang chấn về tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như bệnh động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bệnh trong các bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/co-giat-tam-ly-de-chan-doan-nham-thanh-benh-dong-kinh.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      Với tình trạng hiện tại, vợ bạn nên thu xếp thời gian sớm đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện khám, làm thêm điện não đồ để được đánh giá chính xác nguyên nhân bệnh, từ đó hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để phòng ngừa cơn co giật xảy ra, vợ bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chứa thảo dược An tức hương, Câu đằng để giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật do mọi nguyên nhân tốt hơn, đồng thời chú ý giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng hoặc kích động tinh thần mạnh khiến các cơn co giật xảy ra.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc vợ bạn sớm khỏe!

  2. Huyền :

    Bác sĩ cho e hỏi? Con e bị sốt co giật, cứ mỗi lần sốt là phải uống thuốc depakine? Uống nhiều thuốc này có ảnh hưởng gì tới Sk của cháu Ko ah?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Huyền,
      Không biết năm nay bé bao nhiêu tuổi? Đã bị sốt cao co giật mấy lần?. Phần lớn các trường hợp trẻ bị sốt cao co giật đều có thể tự khỏi và ít khi gây nguy hại gì nếu chỉ xảy ra một vài lần. Tuy nhiên, nếu các cơn co giật tái diễn thường xuyên có nguy cơ gây tổn thương, rối loạn hoạt động não bộ và để lại di chứng bệnh động kinh sau này. Chính vì thế khi trẻ bị sốt cao co giật, bác sĩ có thể chỉ định Depakin (một loại thuốc điều trị co giật, động kinh) để giảm cơn co giật và phòng ngừa di chứng. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn…), đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, nhìn mờ, tăng cân,… Tuy nhiên, gia đình cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngưng dùng, tăng hoặc giảm liều thuốc. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/depakine-thuoc-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-va-nhung-luu-y-khi-su-dung.html
      Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, gia đình bạn cũng nên quan tâm tới bé nhiều hơn, nên tránh để bé ốm sốt và nên chú ý hạ sốt cho bé từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách, và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn…. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/giai-toa-noi-lo-ve-sot-cao-co-giat-qua-nhung-cau-hoi-thuong-gap.html
      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cho con kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egruta trong một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co giật do sốt cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn cũng có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sức khỏe!

  3. Tỉnh . :

    Chế độ ăn uống sinh hoạt như thế nào là hợp lý? Cần tránh những việc gì mà có ảnh hưởng và phát bệnh? Cụ thể là những gì?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạnTỉnh,
      Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý có thể làm tăng cơn co giật động kinh. Do vậy, khi mắc căn bệnh này, bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh, bổ sung thực phẩm chứa protein, calci như thịt nạc, sữa bò, tôm, cua, cá,…kèm theo nhiều rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn; hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất phụ gia. Thông tin cụ thể, bạn có thể tìm hiểu kỹ trong bài viết trên.
      Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn nhanh nhất.
      Chúc bạn sức khỏe!