Huyết áp thấp và thiếu máu não

Cảnh báo nguy cơ suy giảm trí nhớ do huyết áp thấp kéo dài

Ngày đăng: 2 Tháng Sáu, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Trí nhớ suy giảm là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa do tuổi tác mà ai rồi cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên, đối với nhiều người, sự suy giảm của trí nhớ dường như đến sớm hơn so với tuổi và một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này đó là chứng huyết áp thấp kéo dài mà không được kiểm soát tốt.

Tại sao huyết áp thấp kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin của cơ thể. Nếu chúng ta không thể nhớ những gì đã xảy ra trong quá khứ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hiện tại và tương lai. Trí nhớ của con người là sự kết nối của vô vàn tế bào thần kinh, do đó, những yếu tố khiến các tế bào thần kinh bị suy giảm chức năng, thoái hóa hoặc bị tổn thương đều có thể ảnh hưởng tới trí nhớ.

Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như tai nạn gây chấn thương sọ não, tuổi cao, viêm não… và một trong các nguyên nhân khá phổ biến là do chứng huyết áp thấp kéo dài gây nên. Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp bơm máu. Huyết áp thấp cũng đồng nghĩa với khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể bị giảm sút, đặc biệt là gây thiếu máu não. Lúc này, các tế bào thần kinh sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường dẫn tới nhiều hệ quả đối với sức khỏe như khó tập trung, hay quên, suy giảm trí nhớ.

Huyết áp thấp kéo dài có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ người bệnh huyết áp thấp

Đối với bệnh huyết áp thấp, ngoài các triệu chứng thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ăn ngủ kém… thì trí nhớ giảm sút cũng hay gặp ở những người bị huyết áp thấp mạn tính kéo dài. Bạn có thể nhận thấy tình trạng này thông qua các dấu hiệu như:

– Quên những sự vật, hiện tượng vừa mới xảy ra, quên tên người mới gặp

– Hay có những câu hỏi lặp lại tương tự nhau

– Quên từ hoặc nhầm lẫn các từ khi nói

– Phải mất nhiều thời gian hơn để làm những công việc quen thuộc hằng ngày

– Đặt các đồ vật ở vị trí không thích hợp, chẳng hạn như đặt một chiếc ví trong ngăn kéo nhà bếp, tủ lạnh…

– Bị lạc khi đi bộ hoặc khi lái xe xung quanh một con phố quen thuộc trước đây

– Tâm trạng vui buồn, cáu gắt… thay đổi đột ngột hoặc thực hiện các hành động mà không có lý do rõ ràng

Quên tên của một người mới gặp có thể là dấu hiệu trí nhớ suy giảm

Giải pháp phòng ngừa suy giảm trí nhớ do huyết áp thấp, thiếu máu não

Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh, chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn không nên để biến chứng của huyết áp thấp xảy ra mới lo điều trị, thay vào đó là hãy phòng ngừa ngay từ sớm. Các thuốc tây y hiện nay gần như chỉ có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt tạm thời, bởi vậy những giải pháp tổng thể sau sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp và suy giảm trí nhớ:

– Ăn uống tăng cường thực phẩm bổ máu, bổ não như thịt nạc, trứng, cá, các loại rau quả có màu xanh, đỏ, vàng đậm, các loại đậu đỗ… Nên ăn làm nhiều bữa nhỏ thay cho các bữa lớn, đồng thời uống nhiều nước hơn mỗi ngày.

– Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn mỗi ngày nhằm tăng cường khả năng tuần hoàn máu và điều chỉnh nâng huyết áp của cơ thể. Tránh ngồi hay nằm lâu ở một tư thế mà cần vận động cơ thể thường xuyên

– Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, hạn chế tối đa các tình huống gây căng thẳng tâm lý

– Sử dụng thảo dược giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não như Đương quy (Quy đầu), Xuyên tiêu, Ích trí nhân nhằm nâng cao huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu lên não nuôi dưỡng các tế bào thần kinh từ đó ngăn ngừa suy giảm tình trạng suy giảm trí nhớ một cách hiệu quả.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/in-depth/memory-loss/art-20046326

Viết bình luận