Huyết áp thấp và thiếu máu não

Bệnh thiếu máu và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 17 Tháng Sáu, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Mục tiêu trong điều trị bệnh thiếu máu đó là nâng cao chất lượng, cũng như số lượng hồng cầu trong máu. Tuy nhiên bệnh thiếu máu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, do vậy để điều trị hiệu quả người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng để xác định chính xác nguyên nhân nhằm có hướng điều trị hợp lý nhất. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trưng của mỗi loại thiếu máu thì việc áp dụng các giải pháp tổng thể bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, thảo dược cũng rất quan trọng.

Điều trị các dạng thiếu máu thường gặp

Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới thiếu máu đó là do thiếu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu gây nên, trong đó phổ biến nhất là do thiếu sắt, vitamin B12 và acid folic. Về phương pháp điều trị của mỗi loại bạn đọc có thể xem ở bảng dưới đây.

Phương pháp điều trị các dạng thiếu máu thường gặp:

Dạng thiếu máu/phương pháp điều trị

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Thiếu máu do thiếu acid folic

Thuốc

Sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt theo mỗi đợt từ 3-6 tháng

Tiêm chế phẩm bổ sung vitamin B12 (Hai mũi đầu cách nhau 2 tuần, các mũi sau cách nhau một tháng)

Bổ sung acid folic hằng ngày bằng các viên uống theo chỉ định của bác sĩ

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thực hiện chế độ ăn uống tăng cường các thực phẩm giàu sắt như:

– Hải sản, thịt đỏ, tim gan động vật…

– Các loại rau lá xanh đậm: rau ngót, rau muống, súp lơ xanh…

– Các loại hạt, mơ, mận, nho khô…

 

Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B12:

Thịt gia cầm, động vật có vỏ, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá hồi, ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành…

Acid folic có nhiều trong:

Ngũ cốc, các loại rau lá xanh và trái cây có múi, do vậy người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm này.

 

Lưu ý:

– Viên sắt uống lúc đói sẽ được hấp thu hiệu quả hơn, nhưng nếu uống lúc đói làm bạn buồn nôn, nôn mửa, khó chịu… thì bạn có thể uống lúc trong hoặc sau ăn

– Nếu uống viên sắt mà bạn bị táo bón thì nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh hơn để hạn chế tác dụng phụ này.

– Viên sắt có thể khiến cho phân bạn có màu đen, tuy nhiên đây là một tác dụng phụ vô hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Vitamin C có thể giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, do vậy bạn nên uống thêm một ly nước cam khi sử dụng viên sắt hay ăn các thực phẩm giàu sắt.

– Trà, cà phê làm giảm khả năng hấp thu sắt tại ruột do vậy bạn nên hạn chế sử dụng.

 

 

 

Trong nhiều trường hợp người bệnh bị thiếu máu do thiếu đồng thời nhiều dưỡng chất. Nhìn chung, thiếu máu do các nguyên nhân thiếu dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu thường có thể được đẩy lùi hiệu quả nếu điều trị tích cực.

Điều trị thiếu máu do các bệnh mạn tính

Ngược lại với thiếu máu thông thường thì thiếu máu do các bệnh lý mạn tính thường xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị vẫn có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị căn nguyên gây thiếu máu. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì có thể chỉ định truyền máu hoặc tiêm erythropoietin tổng hợp – một loại hormon sản sinh bởi thận, có thể giúp kích thích sự sản sinh hồng cầu và giảm mệt mỏi.

Phương pháp điều trị một số bệnh gây thiếu máu mạn tính

Dạng bệnh thiếu máu

Phương pháp điều trị

Bệnh thiếu máu bất sản và các bệnh liên quan tới tủy xương do suy giảm chức năng tạo máu của tủy xương.

 

Truyền máu thường xuyên sẽ là việc làm cần thiết, về lâu dài cần cấy ghép tủy xương.

 

Bệnh thiếu máu tán huyết do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy nhầm các tế bào hồng cầu.

Đối với chứng bệnh này sẽ cần dùng tới các thuốc ức chế miễn dịch chẳng hạn như corticosteroid trong thời gian dài.

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) do cấu trúc của hồng cầu có nhiều bất thường khiến cho tuổi thọ của chúng ngắn hơn nhiều so với hồng cầu bình thường.

Truyền máu thường xuyên, bổ sung acid folic và sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tạm thời, lâu dài cần phải cắt một phần lách, ghép tủy.

 

Bệnh hồng cầu hình liềm, xảy ra do hemoglobin vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu có nhiều bất thường dẫn đến việc hồng cầu có xu hướng mang hình dạng bất thường, cứng và trông giống lưỡi liềm. Đây là một bệnh rối loạn máu di truyền.

Điều trị bằng thuốc giảm đau, thở oxy, truyền máu, trong những trường hợp cấp tính, một số loại thuốc ngăn ngừa biến chứng như thuốc kháng sinh, thuốc ngăn ngừa ung thư:  hydroxyurea (Droxia, Hydrea) cũng thường được chỉ định.

 

Cùng với thuốc, chế độ ăn uống khoa học thì sử dụng các thảo dược giúp bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể cũng rất hữu ích nhằm giúp người bệnh thiếu máu cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của mình. Quy đầu (phần rễ chính của cây Đương quy) vốn là một loại thảo dược bổ máu hàng đầu trong y học cổ truyền. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, có được tác dụng đó là nhờ hoạt chất trong thảo dược Đương quy có thể tác động kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu. Đương quy khi kết hợp với các thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa như Xuyên tiêu, Ích trí nhân sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất đối với người bệnh thiếu máu để có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh của mình.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.news-medical.net/health/Treatment-of-anemia.aspx

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/diagnosis-treatment/treatment/txc-20183275

Viết bình luận