Bệnh mạch vành

Bệnh lên máu là gì? – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 27 Tháng Hai, 2018
5/5 - (9 bình chọn)

Bệnh lên máu thường được biết đến với tên gọi tăng huyết áp. Đây là căn bệnh mạn tính rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và mới nhất về căn bệnh này.

Bệnh lên máu – tăng huyết áp là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này thì trước hết, chúng ta cần biết khái niệm về huyết áp. Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch. Huyết áp gồm 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:

– Huyết áp tâm thu (chỉ số trên) là áp lực của dòng máu lên thành mạch lúc tim co.

– Huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) là áp lực của dòng máu lên thành mạch lúc tim giãn.

48% dân số nước ta mắc bệnh lên máu

Mức huyết áp của người bình thường khoảng 120/80 mmHg. Trước đây, một người được coi là mắc bệnh lên máu khi chỉ số huyết áp đo được trong 3 ngày liên tiếp lớn hơn 140/90 mmHg. Tuy nhiên theo tin tức cập nhật gần đây thì cơ sở để chẩn đoán bệnh lên máu đã thay đổi, cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng phân loại bệnh lên máu – Tăng huyết áp

(Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017)

Loại huyết áp

Tâm thu (mmHg)

 

Tâm trương (mmHg)

Huyết áp bình thường

< 120

< 80

Huyết áp tăng

120 – 129

< 80

Bệnh lên máu – Tăng huyết áp giai đoạn 1

130 – 139

Hoặc

80 – 89

Bệnh lên máu – Tăng huyết áp giai đoạn 2

≥ 140

Hoặc

≥ 90

Cơn lên máu cấp tính –  Cơn tăng huyết áp cần gọi cấp cứu

>180

Và/ Hoặc

>120

Dấu hiệu nhận biết bệnh lên máu

Bản thân bệnh lên máu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, ngay cả khi huyết áp liên tục tăng trong nhiều năm và chỉ được phát hiện qua đo huyết áp. Các triệu chứng bệnh lên máu thường chỉ xuất hiện ở những người có chỉ số huyết áp rất cao, đó có thể là:

– Nhức đầu, đau nặng đầu

– Mệt mỏi

– Tầm nhìn suy giảm

– Tức ngực

– Khó thở

– Nhịp tim không đều, nhịp nhanh bất thường

– Nước tiểu có máu

– Cảm nhận rõ mạch đập ở cổ, ngực

Cần gọi cấp cứu ngay khi có cơn tăng huyết áp cấp tính như: chảy máu cam, sưng hoặc xuất huyết các mạch máu trong võng mạc mắt, đau đầu dữ dội, thở dốc…

Bệnh lên máu nguy hiểm ra sao?

Nếu huyết áp cao lâu ngày không được điều trị thì có thể gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm sau:

– Bệnh tim: Huyết áp cao khiến trái tim phải làm việc nhiều hơn và tốn nhiều sức hơn để có thể bơm máu đi khắp cơ thể, lâu ngày sẽ khiến trái tim dần bị suy yếu dẫn đến một số bệnh lý như hở van tim, cơ tim phì đại, suy tim…

Bệnh mạch vành: Huyết áp cao gây tổn thương thành các động mạch vành, thúc đẩy quá trình stress oxy hóa, mở đường cho các mảng xơ vữa hình thành gây tắc hẹp mạch vành, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm

– Bệnh thận: Huyết áp cao gây tổn thương các động mạch thận, có thể dẫn đến suy thận, viêm thận…

– Đột quỵ não: áp lực dòng máu tăng cao gây tổn thương các động mạch não, làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người bệnh.

– Suy giảm thị lực: Huyết áp cao gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc, là nguyên nhân gây suy giảm hoặc mất thị lực nghiêm trọng.

Các biến chứng của bệnh lên máu thường nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được, hãy nhấc máy gọi đến số (024) 3775 9051 để được tư vấn hỗ trợ cách trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh lên máu

Có đến 90% các trường hợp mắc bệnh lên máu không rõ nguyên nhân, 10% còn lại có thể do một số yếu tố nguy cơ dưới đây:

– Hút thuốc lá.

– Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.

– Lối sống thụ động: ăn nhiều thức ăn nhanh, lười vận động, béo phì, thừa cân.

– Thói quen ăn mặn.

– Stress, căng thẳng thường xuyên.

– Tuổi cao trên 50.

– Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh lên máu.

– Mắc bệnh thận mạn tính: viêm thận, suy thận…

– Rối loạn hoạt động tuyến giáp và tuyến thượng thận.

– Mắc các bệnh tim mạch: hẹp mạch vành, hẹp/ hở van tim,…

– Mắc bệnh tiểu đường: theo thống kê 60% người bệnh tiểu đường bị lên máu.

– Chứng ngưng thở khi ngủ.

Người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ cao mắc bệnh lên máu

Thuốc điều trị bệnh lên máu

Bệnh lên máu đi kèm với các bệnh khác như tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim mạch thì tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp thay đổi lối sống. Một số loại thuốc hạ huyết áp thường dùng là:

– Thuốc lợi tiểu: đào thải bớt Natri và chất lỏng ra khỏi cơ thể, do vậy giúp hạ huyết áp.

– Thuốc chẹn Beta giao cảm: làm giảm nhu cầu oxy cơ tim, làm giảm gánh nặng cho tim, làm chậm nhịp tim

– Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể Angiotensin: làm giảm nồng độ hoặc ngăn ngừa tác dụng của Angiotensin II (một chất gây co mạch), do vậy giúp giãn mạch, hạ huyết áp

– Thuốc chẹn kênh Canxi: làm giảm lực co bóp của cơ tim, giãn mạch

Lên máu là bệnh mạn tính đòi hỏi điều trị lâu dài. Tuy nhiên việc dùng thuốc tây thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Chính vì thế hiện nay nhiều chuyên gia tim mạch khuyên người bệnh lên máu nên sử dụng thuốc kết hợp một số sản phẩm thảo dược chứa Bồ Hoàng, Đan Sâm có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm huyết áp tự nhiên, an toàn hơn trong điều trị.

Xem thêm: Vương Tâm Thống – Viên uống thảo dược giúp giảm huyết áp

Lối sống dành cho người bệnh lên máu

Lối sống khoa học chính là giải pháp khá an toàn và hiệu quả để ổn định lại mức huyết áp, giúp phòng tránh biến chứng nguy hiểm, cụ thể người bệnh lên máu nên:

– Thăm khám sức khỏe, đo huyết áp thường xuyên.

– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Ăn nhạt, giảm muối.

– Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt khô, sữa ít béo, thịt gia cầm, thịt cá; nên tránh ăn thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ngọt tổng hợp.

– Tập thể dục, thể thao vừa sức khoảng 150 phút mỗi tuần (tương đương 15 – 30 phút mỗi ngày). Một số bài tập có thể áp dụng là: đi bộ, đạp xe, aerobic, yoga, thiền, làm vườn…

– Tránh thuốc lá, rượu bia, cà phê, các chất kích thích.

Bệnh lên máu đang là mối đe dọa sức khỏe của gần 50% người dân nước ta. Để không phải gánh chịu những biến chứng xấu, bạn nên có kế hoạch phòng ngừa và điều trị căn bệnh này từ sớm.

Ds. Trần Huyền

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.onhealth.com/content/1/high_blood_pressure_hypertension

Viết bình luận