Mồ hôi nhiều

9 nguyên nhân gây mồ hôi nhiều thường gặp

Ngày đăng: 30 Tháng Năm, 2017
5/5 - (4 bình chọn)

Bạn đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác? Bạn thường phải lau tay trước khi bắt tay cùng đối tác? Bạn cùng tập luyện thể thao như mọi người nhưng chưa đầy 5 phút bạn đã ướt sũng mồ hôi? Trời lạnh nhưng bạn vẫn đổ mồ hôi, nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều quá mức là do đâu? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu 9 nguyên nhân gây mồ hồi nhiều thường gặp.  

Mồ hôi nhiều – nguyên nhân do đâu?

Mồ hôi của chúng ta gồm có nước và chất điện giải. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên cơ thể với mục đích là đào thải độc tố và điều hòa thân nhiệt khi bạn hoạt động quá mức, khí hậu nắng nóng, hoặc khi bạn sử dụng những chất kích thích như đồ cay nóng. Song lại có những trường hợp mặc dù bạn không hoạt động, thời tiết mát lạnh… mà cơ thể vẫn tăng tiết mồ hôi quá mức, lúc này bạn nên xem xét lại rất có thể là do những nguyên nhân sau: 

Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng tiết mồ hôi, trong đó có yếu tố di truyền. Nếu như bạn có người thân trong gia đình (cha hoặc mẹ) bị tăng tiết mồ hôi thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này khoảng 25%. 

Rối loạn hệ thần kinh thực vật – nguyên nhân chính gây ra mồ hôi nhiều

Trong hệ thần kinh thực vật gồm có hệ giao cảm và phó giao cảm, chúng hoạt động cân bằng nhau để điều hòa chức năng nội tiết của cơ thể như tuyến mồ hôi, nhịp tim, hô hấp… Nhưng khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức, chúng làm cho hệ thần kinh thực vật bị rối loạn và tác động trực tiếp việc điều tiết nhịp tim, mồ hôi, khiến mồ hôi ra quá nhiều so với mức bình thường. Chính vì vậy, khi người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi quá nhiều do bị cường chức năng giao cảm thường có thêm những triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, hồi hộp, lo âu…

Rối loạn nội tiết thời kỳ mang thai hoặc tiền mãn kinh

Ở giai đoạn này do có sự thay đổi về estrogen, hay nồng độ cortisol trong máu tăng quá cao, khiến cho chức năng vỏ tuyến thượng thận rơi vào trạng thái hoạt động quá mức gây tăng tiết mồ hôi. Hơn nữa, phụ nữ trong thời gian thai kỳ thì quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, hệ thần kinh tự chủ bị thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều.

Rối loạn đường huyết gây đổ mồ hôi

Khi lượng đường huyết tăng quá cao hoặc quá thấp cũng làm ảnh hưởng đến việc bài tiết mồ hôi. Đặc biệt ở những người bị đường huyết cao đang phải điều trị bằng một số loại thuốc hạ đường huyết cũng là nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều.

Đổ mồ hôi nhiều do bệnh cường giáp

Với những đối tượng này, hàm lượng hormon trong tuyến giáp tăng cao sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn khiến cho người bệnh bị đổ mồ hôi toàn thân.

Cường giáp – nguyên nhân gây đổ mồ hôi toàn thân

Béo phì

Đây cũng là nguyên nhân gây mồ hôi quá nhiều, với những người béo thân nhiệt thường cao hơn bình thường, bởi lượng mỡ quá nhiều, do vậy những đối tượng này thường có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn ngay cả khi không hoạt động về thể chất. 

Bệnh parkinson

Người bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn có thể sẽ gặp phải biến chứng rối loạn hệ thần kinh tự chủ, làm mất cân bằng trong việc điều tiết mồ hôi, điều đó lý giải tại sao người mắc bệnh parkinson thường có những triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, run, và đổ mồ hôi nhiều. 

Nhiễm trùng

Ở một số người bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chẳng hạn như bệrùng,  thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.

Stress

Căng thẳng, suy nghĩ lo lắng quá mức cũng là nguyên nhân gây mồ hôi quá nhiều. Sự lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, quá trình trao đổi chất và các hoạt động khác của cơ thể diễn ra mạnh hơn, điều đó sẽ khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Ds. Minh Lam

Nguồn tham khảo:

http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperhidrosis-causes-11?page=2

Viết bình luận