Bệnh mạch vành

8 dấu hiệu nhồi máu cơ tim – Nhận biết sớm để tự cứu chính mình!

Ngày đăng: 1 Tháng Mười, 2018
5/5 - (8 bình chọn)

Nhồi máu cơ tim là nỗi sợ hãi không của riêng ai bởi những diễn biến nhanh chóng và nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng trong “tích tắc” nếu không được xử lý kịp thời. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy, chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim chính là cách để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 8 dấu hiệu nhồi máu cơ tim bạn không nên bỏ qua.

8 dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần phát hiện sớm

Đau thắt ngực

Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhồi máu cơ tim, mức độ và biểu hiện có thể khác nhau. Cảm giác đau ngực được mô tả như bị bóp chặt, đè nặng ở chính giữa ngực, kéo dài vài phút và lặp lại liên tục, tình trạng này có thể không thuyên giảm cho dù có nằm nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc. Cơn đau có thể lan rộng sang các vị trí khác như sau lưng, cánh tay, đầu, cổ, vai, hàm.

Đau hàm, đau răng, nhức đầu

Cơn đau ngực trong nhồi máu cơ tim có thể lan đến các bộ phận khác như cánh tay, hàm, đầu, cổ khiến người bệnh cảm thấy đau răng, nhức đầu mặc dù có khi không xuất hiện cảm giác đau ngực điển hình.

Đau lưng trên

Thông thường đau ngực trong nhồi máu cơ tim thường lan ra sau lưng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức vùng cơ bả vai.

Đau thắt ngực – dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình

Khó thở

Khó thở -đây là dấu hiệu nhồi máu cơ tim không nên bỏ sót. Khó thở có thể đồng thời với cơn đau thắt ngực hoặc diễn ra sau đó. Cảm giác hụt hơi, thở hổn hển vì thiếu dưỡng khí, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch khác. .

Buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, khó tiêu

Đây là một dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể gặp ở nhiều người bệnh. Cảm giác buồn nôn kèm theo ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu và khó chịu vùng bụng, khi bị nôn mửa thì chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng hơn. Phụ nữ thường gặp những triệu chứng này hơn nam giới và thường mô tả giống với bệnh cúm.

Đau tức và khó chịu vùng thượng vị

Đôi khi dấu hiệu của nhồi máu cơ tim không chỉ ở vùng ngực mà còn nhận thấy ở vùng bụng và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Người bệnh thường cảm thấy đau vùng bụng trên với cảm giác khó chịu và nặng nề, ít khi cảm thấy đau nhói, cơn đau thường chỉ kéo dài khoảng vài phút.

Mệt mỏi, khó chịu toàn thân

Không phải tất cả người bệnh đều gặp những dấu hiệu nhồi máu cơ tim rõ ràng, đôi khi họ chỉ thấy mệt mỏi toàn thân, choáng váng, có thể bị ngất xỉu. Tuy nhiên họ thường xuyên cảm thấy lo sợ một cách mơ hồ hoặc hoảng loạn tinh thần.

Vã mồ hôi

Đôi khi nhồi máu cơ tim chỉ biểu hiện một cách mờ nhạt, người bệnh vã mồ hôi bất thường. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn nhất là phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.

Nếu như bạn hay người thân đang gặp những bệnh lý tim mạch và băn khoăn không biết đâu là dấu hiệu nhồi máu cơ tim để nhận biết và phòng ngừa sớm, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (024).3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim ngay từ giai đoạn sớm

Không bao giờ là quá muộn để phòng ngừa nhồi máu cơ tim kể cả khi đã từng xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim trước đó. Bản thân mỗi người bệnh nên thiết lập một lối sống khoa học theo những hướng dẫn dưới đây:

– Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định để kiểm soát tốt những bệnh lý tim mạch mắc kèm, tránh nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

– Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, đường huyết, mỡ máu theo hướng dẫn.

– Duy trì một chế độ ăn cân bằng các nhóm dưỡng chất để hạn chế nguy cơ tim mạch bao gồm:

+ Ăn nhiều rau củ và trái cây tươi chứa nhiều khoáng chất và chất xơ, tối thiểu 80g mỗi ngày.

+ Tăng cường các thực phẩm có chứa omega 3 có trong sữa, cá biển…

+ Hạn chế thức ăn nhiều chất béo bão hòa (thịt mỡ, xúc xích, bơ, pho mai…), nhưng vẫn nên ăn một lượng nhỏ chất béo chưa bão hòa có trong các thực phẩm như: cá trích, cá ngừ, các loại ngũ cốc…

+ Hạn chế ăn mặn vì natri trong muối có thể làm tăng huyết áp. Người bệnh tim mạch nên ăn dưới 6g muối/ngày.

+ Không hút thuốc lá.

+ Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Ăn uống khoa học và luyện tập đều đặn là bí quyết phòng ngừa nhồi máu cơ tim

– Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân.

– Luyện tập thể thao vừa sức để tăng cường sức khỏe tim mạch như đi bộ, đạp xe, bơi lội, ngồi thiền, yoga…

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.

– Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ nhiều lợi ích của Bồ hoàng, Đỏ ngọn đối với các bệnh lý về tim mạch. Những hoạt chất tự nhiên trong các thảo dược này có tác dụng giãn mạch vành, hạ cholesterol máu, đồng thời giúp chống viêm và chống oxy hóa tốt nên ngăn chặn được sự hình thành và tiến triển của mảng xơ vữa động mạch. Lúc này các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Xem thêm: Sản phẩm chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn hỗ trợ trị các bệnh lý tim mạch hiệu quả

Nhồi máu cơ tim “thầm lặng” – Không thể chủ quan

Thực tế là có đến ¼ các trường hợp nhồi máu cơ tim tiến triển rất âm thầm. Người bệnh  có thể tuyệt nhiên không bị đau ngực, không khó thở hay có bất kỳ dấu hiệu nhồi máu cơ tim nào khác, có khi chỉ là những lo lắng, căng thẳng không rõ nguyên nhân, và vẫn khỏe mạnh sinh hoạt bình thường. Những cơn đau tim âm thầm này thường gặp ở những người bệnh đái tháo đường, phụ nữ tiền mãn kinh. Dù cho triệu chứng nhồi máu cơ tim có rầm rộ hay mờ nhạt thì hậu quả của những cơn đau tim đều rất nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe. Do đó phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhồi máu cơ tim là yêu cầu cấp thiết đối với mọi người bệnh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là “báo động đỏ” với sức khỏe cần được phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Bên cạnh thăm khám và khai thác tiền sử bệnh tim mạch, bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm điện tâm đồ (ECG): là một xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng giúp ghi lại các xung điện trong tim từ đó đánh giá hoạt động của cơ tim, xác định vị trí và mức độ tổn thương cơ tim, đồng thời xác định một số bệnh lý tim mạch liên quan đến đau ngực.

Xét nghiệm máu để đo nồng độ Troponin tim – là một protein điều chỉnh hoạt động của các phản ứng hóa học trong cơ tim. Khi tế bào cơ tim bị tổn thương sẽ làm rò rỉ protein này vào máu, do đó qua nồng độ của protein này có thể xác đinh thời điểm cơn đau tim bắt đầu.

Chụp động mạch vành: để xác định và đánh giá tình trạng hẹp/tắc nghẽn mạch vành – là những nguyên nhân phổ biến gây nhồi máu cơ tim.

Chụp X- Quang ngực: để chẩn đoán phần biệt nhồi máu cơ tim với các bệnh lý hô hấp khác, đồng thời phát hiện các biến chứng do đau tim như phù phổi.

Siêu âm tim: để xác định vị trí tổn thương trong tim.

Vẫn biết nhồi máu cơ tim là rất đáng sợ nhưng không phải “vô phương cứu chữa”. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu nhồi máu cơ tim để có sự can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.  

Bạn có thể quan tâm:

Cấp cứu nhồi máu cơ tim kịp thời – cách duy nhất để bảo vệ tính mạng

Bệnh nhồi máu cơ tim – Tổng hợp những thông tin cần biết

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicinenet.com/heart_attack_symptoms_and_early_warning_signs/article.htm

https://www.nhs.uk/conditions/heart-attack/prevention/

Viết bình luận