Huyết áp thấp và thiếu máu não

6 triệu chứng rối loạn tiền đình giúp bạn chẩn đoán chính xác nhất!

Ngày đăng: 13 Tháng Chín, 2018
5/5 - (3 bình chọn)

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá quen thuộc, tuy nhiên triệu chứng của nó thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng rối loạn tiền đình, từ đó sớm có nhận định chính xác, tránh những hiểu lầm gây ảnh hưởng tới quá trình trị bệnh.

6 triệu chứng rối loạn tiền đình điển hình nhất

Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng là triệu chứng rối loạn tiền đình dễ nhận thấy nhất, nhưng cũng dễ gây nhầm lần với những bệnh lý khác chẳng hạn như: huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não,… Người bệnh thường cảm thấy lâng lâng, quay cuồng như mọi thứ xung quanh đều đang di chuyển, còn mình thì đứng yên.

Hoa mắt, quay cuồng, lâng lâng… là triệu chứng rối loạn tiền đình điển hình nhất

Nếu những cơn hoa mắt, chóng mặt… do rối loạn tiền đình đang bám riết và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn khiến bạn vô cùng mệt mỏi, hãy liên hệ ngay tới số (024).3775.90510972.032.029 để được tư vấn về các giải pháp trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Mất cân bằng và mất khả năng định hướng không gian

Người bệnh rối loạn tiền đình thường gặp nhiều khó khăn để duy trì tư thế đứng thẳng, đầu họ thường nghiêng sang một bên và có xu hướng phải chạm hoặc giữ một cái gì đó mới có thể đứng vững được. Họ thường khá nhạy cảm với những thay đổi về độ cao, khó đi bộ trong bóng tối và dễ bị say xe, say sóng,… hơn những người khác.

Rối loạn thị giác

Rối loạn tiền đình cũng có thể ảnh hưởng tới thị giác khiến người bệnh có những biểu hiện như:

– Khó tập trung, theo dõi các đối tượng bằng mắt, sự vật có thể di chuyển ra xa, lại gần, bị mờ đi hoặc xuất hiện gấp đôi (nhìn đôi).

– Cảm thấy khó chịu khi đứng giữa đám đông, quan sát giao thông hay đứng tại cửa hàng đông khách

– Quá nhạy cảm với ánh sáng và đặc biệt khó chịu với đèn huỳnh quang, ánh sáng nhấp nháy.

– Nhạy cảm với một số loại màn hình như: máy tính, điện thoại, ti vi…

– Tập trung vào những vật thể ở gần, gặp khó khăn khi tập trung các vật thể ở khoảng cách xa.

Thay đổi thính giác

Rối loạn tiền đình cũng có thể ảnh hưởng tới thính giác khiến người bệnh có các biểu hiện sau:

– Ù tai (có tiếng ồn, tiếng chuông dai dẳng hoặc tiếng rít trong tai).

– Nhạy cảm với âm thanh lớn như tiếng còi xe ô tô, còi tàu…

– Âm thanh lớn đột ngột có thể khiến các triệu chứng chóng mặt, mất cân bằng… thêm trầm trọng.

– Mất thính lực.

Thay đổi nhận thức

Thay đổi nhận thức cũng là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh thường có các biểu hiện sau:

– Khó tập trung, dễ bị phân tâm.

– Hay quên, gặp nhiều khó khăn với trí nhớ ngắn hạn.

– Dễ bị lẫn lộn, mất phương hướng khi đi đường.

– Không hiểu được các cuộc hội thoại của những người xung quanh, đặc biệt là khi có tiếng ồn.

– Thường xuyên mệt mỏi.

Rối loạn tâm lý

Bên cạnh những triệu chứng thay đổi về nhận thức, người bệnh cũng có thể gặp các biểu hiện rối loạn tâm lý bao gồm: lo âu, phiền muộn, hoảng loạn, mất tự chủ, thiếu tự tin và thậm chí là tự cách ly với xã hội.

Rối loạn tiền đình có thể gây ra biểu hiện lo lắng, hoảng loạn…

Một số triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh rối loạn tiền đình có thể gặp một số dấu hiệu khác như: buồn nôn, nôn, nhức đầu, đau tai, nói lắp,…

Lời khuyên của chuyên gia giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả

Theo các chuyên gia đầu ngành, một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học không chỉ góp phần cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình mà còn giúp ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả. Do đó, người bệnh rối loạn tiền đình nên:

– Gia tăng các loại rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày chẳng hạn như: rau chân vịt, cải xoong, nho, táo, xoài, đào, mâm xôi, củ cải đỏ, cà rốt, cà tím, măng tây…

– Tăng cường thực phẩm giàu riboflavin như: rau bina, nấm cremini, gan bê… bởi chúng giúp giảm nhanh triệu chứng đau đầu.

– Nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước/ngày, đặc biệt là những người thường xuyên luyện tập thể dục hoặc mắc chứng tăng tiết mồ hôi.

– Bổ sung thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá bơn, cá tuyết, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, hạt lanh, hạt óc chó… giúp cải thiện thị lực, giảm tình trạng nhìn mờ, nhìn đôi.

– Tránh thực phẩm, đồ uống chứa caffein, bởi đây là một chất kích thích có thể khiến triệu chứng ù tai thêm trầm trọng.

– Ngừng uống rượu, bia, bởi chúng có thể gây thay đổi thể tích, thành phần chất lỏng trong tai khiến các triệu chứng rối loạn tiền đình xảy ra nhiều hơn.

– Tránh các loại thực phẩm có chứa acid amin tyramine như rượu vang đỏ, gan gà, thịt hun khói, sữa chua, sô cô la, chuối, trái cây họ cam quýt… bởi chúng có thể gây đau đầu nặng hơn.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya, hạn chế căng thẳng mệt mỏi quá mức.

– Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng bỏ thuốc, tăng giảm liều.

– Sử dụng các thảo dược truyền thống như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu… nhằm bổ máu, tăng cường tuần hoàn, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình không không hề khó chữa, điều quan trọng nhất là nhận biết sớm bệnh và kiên trì điều trị, kết hợp nhiều phương pháp để tăng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn độc giả có thể hiểu hơn về các triệu chứng rối loạn tiền đình, từ đó có những nhận định rõ ràng trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn tiền đình – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang – Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/symptoms#balance

http://www.neuraperformance.com/gyrostim-denver/common-signs-symptoms-of-vestibular-disorders/

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorders/treatment/vestibular-diet

https://www.dizziland.com/the-vestibular-diet-treat-yourself-to-balanced-choices/

Viết bình luận