Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý tác động đến trẻ theo từng độ tuổi như thế nào?

Ngày đăng: 24 Tháng Mười Một, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Không đơn giản chỉ là rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, học tập và sự hình thành tính cách của trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu tăng động giảm chú ý tác động đến trẻ theo từng độ tuổi để hiểu con hơn và giúp con sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến trẻ trong độ tuổi mẫu giáo

Mức độ hoạt động cao là đặc điểm thường gặp ở hầu hết trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Mặc dù vậy, trẻ tăng động vẫn có những đặc điểm nổi bật hơn so với bạn bè cùng trang lứa, trẻ chạy nhảy liên tục, luôn chân luôn tay, hay bồn chồn, khó ngồi yên một chỗ để tập trung cho một việc nào đó, nhiều trường hợp trẻ còn bị chậm nói. Cha mẹ cũng như giáo viên cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì trẻ luôn có xu hướng làm ngược lại yêu cầu và sự dạy dỗ của người lớn.

Trẻ tăng động không thể tập trung học hay kết giao bạn bè khi ở tuổi đến trường

– Giai đoạn tiểu học là độ tuổi bắt đầu cho việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành tính cách. Hiếu động, bồng bột, kém tập trung là nguyên nhân khiến trẻ tăng động thường gặp nhiều khó khăn về học tập. Trẻ thường xuyên nhận điểm kém hoặc mắc lỗi, do vậy bị bạn bè chê cười, xa lánh không cho chơi cùng.

Kém tập trung khiến trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong học tập

– Do quá nghịch và khó bảo nên hầu hết các thành viên trong gia đình, thậm chí là người giúp việc sẽ cảm thấy mệt mỏi và có thể từ chối việc phải trông coi trẻ.

– Trẻ tăng động thường khó ngủ hoặc ngủ ít, chính điều này gây ảnh hưởng đến hành vi của trẻ vào ban ngày. Trẻ sẽ buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật hoặc bồn chồn, kém tập trung, từ đó cũng kéo theo kết quả học tập giảm sút.

– Không chỉ vậy, hàng đêm cha mẹ phải thức dậy nhiều lần để chăm con, gây tâm lý mệt mỏi, thậm chí làm mối quan hệ gia đình rạn nứt, trẻ sẽ càng cảm thấy buồn và nảy sinh hành vi chống đối. Trong khi đó, anh chị em của chúng cũng thấy chán nản, thất vọng về những hành vi hung hăng, bốc đồng của trẻ.

Xem thêm:

Tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ: Những điều cha mẹ cần biết

Tăng động giảm chú ý ở tuổi vị thành niên

Bước vào tuổi vị thành niên, những hành vi hiếu động của trẻ có xu hướng giảm, nhưng sự thiếu chú ý, hung tính ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Nếu không được điều trị và định hướng đúng, trẻ có thể có những rối loạn hành vi chống đối, thách thức. Biểu hiện đặc trưng của rối loạn này là sự ngang bướng, không nghe lời, thậm chí còn có những hành động khiêu khích người lớn.

Ngoài ra, trẻ tăng động trong giai đoạn này có nguy cơ bỏ học giữa chừng, mang thai ngoài ý muốn, lạm dụng chất gây nghiện, rượu bia, thuốc lá, thậm chí có những hành vi phạm tội… Đa phần trẻ dễ bị phân tâm khi lái xe, vượt tốc độ, dễ gây ra tai nạn …

Tuổi trưởng thành, trẻ tăng động sẽ khó thành công trong cuộc sống

Có đến 60% trẻ tăng động khi trưởng thành sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống nếu không điều trị đúng cách. Họ thường xuyên bị sa thải, ít gặp thành công do bốc đồng, hay thay đổi công việc, đi muộn, vắng mặt, làm việc không tập trung và không có khả năng hoàn thành mục tiêu theo đúng thời gian quy định.

Trong mối quan hệ tình cảm, người trưởng thành bị tăng động có tỷ lệ chia tay, ly hôn nhiều hơn người bình thường. Nguy cơ lạm dụng ma túy, chất gây nghiện tăng đáng kể.

Nếu những người này sinh con, hội chứng tăng động có thể di truyền sang con, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình nuôi dạy con.

Người lớn bị tăng động giảm chú ý thường hay bị sa thải

Xem thêm:

Tăng động giảm chú ý ở người lớn: Cách nhận biết và điều trị

Trong mọi độ tuổi, trẻ tăng động dễ mắc một số hội chứng bệnh lý khác

Ước tính có tới ít nhất 65% trẻ em bị tăng động có mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn kèm theo như chậm phát triển ngôn ngữ, hội chứng Tic, tự kỷ, rối loạn hành vi chống đối, rối loạn giấc ngủ, hội chứng bồn chồn tay chân,… Điều trị đồng thời những rối loạn này khó khăn hơn nhiều chỉ chữa bệnh tăng động thông thường, hơn nữa chi phí điều trị cũng là một gánh nặng của gia đình trẻ.

Các bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chuyên gia để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý tới sự phát triển của trẻ trong video sau:

Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý tới sự phát triển của trẻ

Tăng động giảm chú ý tác động rất nhiều đến trẻ nhỏ cũng như gia đình ở nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan sát trẻ nhiều hơn, phát hiện sớm để điều trị kịp thời cho con. Cha mẹ nên kết hợp nhiều phương pháp như sử dụng thuốc (nếu bác sĩ chỉ định), giáo dục hành vi và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược An tức hương và Câu đằng nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem thêm:

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa khỏi được không?

Sản phẩm thảo dược chứa An tức hương, Câu đằng trị tăng động giảm chú ý

Ds. Quỳnh Trâm

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://adc.bmj.com/content/90/suppl_1/i2

Viết bình luận

  1. Huynh minh nha :

    Tpcn cốm Egatura nên dùng trong thời gian bao lâu là tốt nhất?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Với sự kết hợp của các thảo dược quý cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, Cốm Egaruta là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm hoạt động quá mức cũng như tăng cường sự tập trung chú ý ở trẻ tốt hơn. Tùy mức độ bệnh cũng như khả năng thích ứng với sản phẩm mà thời gian sử dụng có thể khác nhau, tuy nhiên bạn nên dùng trong thời gian từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất. Sau liệu trình trên, nếu muốn duy trì kết quả đạt được, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian dài hơn mà không lo tác dụng phụ.
      Thân mến!