Bệnh mạch vành

Suy vành – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 22 Tháng Mười Một, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Suy vành còn được gọi là bệnh mạch vành, xơ vữa mạch vành, thiếu máu cơ tim. Đây là căn bệnh tim mạch rất phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm được căn bệnh này để từ đó có cách điều trị hiệu quả.

Cách nhận biết bệnh suy vành

Sự xuất hiện của các mảng xơ vữa đã làm cho lòng động mạch vành bị thu hẹp lại, gây cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim, và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh suy vành. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh suy vành thường bao gồm tình trạng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, cụ thể như sau:

– Cơn đau thắt ngực: Người bệnh có cảm giác đau nhói ở tim, lồng ngực như bị đè nén, ép chặt. Cơn đau có thể lan tỏa ra cánh tay, cổ, hàm, vai phần thân trên của cơ thể.

– Khó thở, thở dốc, nhịp nhanh và ngắn, hụt hơi.

– Có cảm giác khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và nôn.

– Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện khi vận động và thường giảm dần sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu cơn đau thắt ngực không thuyên giảm ngay cả khi người bệnh đã nghỉ ngơi thì thì được gọi là đau thắt ngực không ổn định, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những triệu chứng điển hình của bệnh suy vành, tuy nhiên, ở những nhóm người khác nhau thì các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau. Cụ thể, ở nữ giới, người mắc bệnh tiểu đường và người cao tuổi, các triệu chứng thường mờ nhạt hơn bình thường, thậm chí  nhiều trường hợp mắc bệnh suy vành mà không có triệu chứng gì.

Suy vành xảy ra khi xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành

Cách điều trị bệnh suy vành

Mục tiêu là cải thiện lưu lượng máu về tim, giúp người bệnh giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong điều trị bệnh suy vành, ba yếu tố cần được kiểm soát là huyết áp, nồng độ Cholesterol trong máu và chỉ số đường huyết.

Phương pháp trị suy vành bằng cách dùng thuốc

Một số loại thuốc sau được dùng để giảm bớt các triệu chứng của bệnh suy vành:

– Aspirin: được sử dụng để chống tiểu cầu, giúp làm giảm độ dính của máu, giảm nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do suy vành.

– Thuốc chẹn beta: giúp ngăn chặn hoạt động của hormon adrenaline lên tim, giúp làm chậm nhịp tim và giảm nhu cầu oxy của cơ tim khi hoạt động.

– Thuốc chẹn kênh canxi: giúp cơ tim co lại và bơm máu hiệu quả hơn

– Thuốc thuộc nhóm nitrat: giúp làm giãn nở các động mạch tăng lưu lượng máu về tim. Nhóm thuốc này có nhiều dạng như dạng viên uống, dạng xịt, dạng ngậm và dạng tiêm tĩnh mạch.

– Thuốc làm giảm mỡ máu: dùng trong trường hợp rối loạn mỡ máu.

– Thuốc hạ đường huyết: dùng trong trường hợp người bệnh mắc tiểu đường, không kiểm soát được đường huyết.

Việc sử dụng thuốc tây chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng và thường gây ra nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe giảm sút khi dùng lâu dài. Do vậy, một giải pháp mà nhiều người đang hướng đến là sử dụng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược tự nhiên để làm tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và giảm liều dùng của thuốc tây, từ đó giúp người bệnh khỏe mạnh khi sống chung với căn bệnh suy vành mạn tính. Theo các chuyên gia tim mạch, Bồ Hoàng và Đỏ Ngọn là 2 thảo dược điển hình, có tác dụng rất tốt với người bệnh suy vành, đáp ứng được đủ những mục tiêu trong việc điều trị chứng bệnh này. Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm chứa hai thảo dược trên, kết hợp cùng thuốc tây để sớm cải thiện tình trạng bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Bồ Hoàng – Thảo dược tự nhiên giúp phòng ngừa và điều trị suy vành hiệu quả

Vương Tâm Thống – Giải pháp giúp người bệnh suy vành sống khỏe mạnh hơn

Can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật trong điều trị suy vành

Phẫu thuật được xem là lựa chọn cuối cùng khi bệnh suy vành ở giai đoạn nặng hoặc người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

– Can thiệp mạch vành qua da (đặt stent): được dùng cho người bệnh bị hẹp ở nhánh mạch vành lớn, có sức khỏe tốt và đáp ứng được yêu cầu điều trị. Sau khi thực hiện, người bệnh sẽ phải sử dụng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu theo đơn của bác sĩ để phòng nguy cơ xuất hiện cục máu đông tại vị trí đặt stent.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: được dùng cho người bệnh bị hẹp nhiều nhánh mạch vành cùng lúc hoặc bị bệnh suy vành kết hợp với các dị tật tim bẩm sinh.

Người bệnh suy vành cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ tim mạch

Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa và ngăn suy vành tiến triển

Một khi các mảng xơ vữa đã bắt đầu hình thành trong lòng mạch thì cách duy nhất để chống lại bệnh suy vành chính là thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học.

– Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người bệnh suy vành nên thường xuyên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức để tăng cường sức mạnh cơ tim và phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim do bệnh suy vành gây ra.

– Người bệnh cần bỏ thuốc lá, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích khác để hạn chế hình thành mảng xơ vữa mới trong lòng động mạch.

– Chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, hạn chế ăn mỡ động vật và các loại thịt đỏ sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Xem thêm: Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh suy vành

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Ds. Xuân Bắc

Nguồn tham khảo

http://www.medicinenet.com/heart_disease_coronary_artery_disease/page3.htm

http://www.medicinenet.com/coronary_artery_disease_screening_tests_cad/article.htm

Viết bình luận