Mồ hôi nhiều

Mồ hôi trộm – nguyên nhân và những triệu chứng cần nhận biết sớm

Ngày đăng: 2 Tháng Sáu, 2017
5/5 - (5 bình chọn)

“Mồ hôi trộm” là cụm từ được khá nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên, nó không chỉ xuất hiện ở trẻ em như nhiều người lầm tưởng mà có thể xảy ra ở cả người lớn, đặc biệt ở những người làm việc căng thẳng, mệt mỏi hay gặp phải một số rối loạn trong cơ thể.

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm chỉ trình trạng đổ mồ hôi quá mức ngay cả khi cơ thể không vận động hoặc trong thời tiết bình thường, khiến làn da luôn ẩm ướt. Những vị trí thường tiết mồ hôi trộm bao gồm lòng bàn tay, nách, lòng bàn chân…

Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên mồ hôi trộm. Với trẻ nhỏ, có thể là do thiếu canxi, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện, đôi khi bị rối loạn chức năng thực vật tạm thời và gây đổ mồ hôi. Thông thường tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn lên.

Với người lớn, mồ hôi trộm có thể do thay đổi thời tiết nắng nóng, sự căng thẳng, lo lắng về tinh thần, nhưng cũng có thể gây ra bởi nhiều loại bệnh hay rối loạn nguy hiểm cần được điều trị kịp thời như nhồi máu cơ tim, dị ứng nghiêm trọng.

Các bệnh lý gây ra mồ hôi trộm

– Nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực

– Chảy máu nội tạngSỏi thận

– Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, viêm phúc mạc (viêm lớp màng bao quanh bụng), viêm bể thận (nhiễm trùng thận)…

Các rối loạn khác gây ra mồ hôi trộm

– Sốc phản vệ (phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng)

– Sốc nhiễm trùng (do nhiễm trùng máu) và các hình thức sốc khác.

– Thời kỳ mãn kinh

– Căng thẳng, lo lắng, hoảng loạn

– Hội chứng sốc nhiễm độc

– Nôn

– Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp)

– Nồng độ oxy trong máu thấp

Chính vì vậy, khi mồ hôi trộm xảy ra, bạn nên chú ý tới các triệu chứng kèm theo nếu có để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Mồ hôi trộm và những triệu chứng nhận biết

Mồ hôi trộm thường kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo nguyên nhân gây ra chúng. Các triệu chứng đó bao gồm:

– Đau, nhức mỏi cơ bắp

– Lo âu, căng thẳng

– Ớn lạnh

– Chóng mặt

– Buồn nôn, ói mửa

– Da nhợt nhạt

– Mệt mỏi

Khi nào mồ hôi trộm trở nên nguy hiểm?

Trong một số trường hợp, mồ hôi trộm có thể xảy ra cùng các triệu chứng khác đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh, cần được cấp cứu kịp thời chẳng hạn như:

– Mất ý thức

– Thay đổi trạng thái tâm thần, thay đổi hành vi đột ngột, chẳng hạn như nhầm lẫn, mê sảng, hôn mê, ảo giác…

– Đau thắt ngực, cơn đau thắt chặt ép vào ngực, sau đó lan ra lưng, hàm, vai hoặc cánh tay

– Khó thở, thở khò khè

– Da xanh, môi và móng tay tím tái

– Sốt cao (trên 39 độ C)

– Đánh trống ngực

– Mặt, lưỡi, miệng, hoặc họng sưng

– Chảy máu không kiểm soát

– Nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc chảy máu trực tràng

Mồ hôi trộm ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe còn để lại những hậu quả về mặt tâm lý và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Tìm đúng nguyên nhân để hạn chế ra mồ hôi hiệu quả là một trong những cách mang lại sự thoải mái về tinh thần cũng như tiếp thêm năng lượng sống cho những ai không may gặp phải tình trạng này.

Ds. Phạm Hường

Nguồn tham khảo: https://www.healthgrades.com/right-care/infections-and-contagious-diseases/cold-sweat

Viết bình luận