Huyết áp thấp và thiếu máu não

Bệnh thiếu máu – hướng dẫn cách nhận biết và điều trị

Ngày đăng: 1 Tháng Mười Một, 2017
5/5 - (11 bình chọn)

Bạn có biết rằng, trên thế giới có tới 1,62 tỷ người mắc phải chứng bệnh thiếu máu. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, nhưng nếu chủ quan bỏ qua các dấu hiệu đơn thuần sẽ khiến người bệnh gặp phải những hậu quả khó lường. Và để giúp bạn trang bị cho mình các kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này, hãy dành ít phút tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý trong đó số lượng hồng cầu và hemolobin – sắc tố màu đỏ vận chuyển oxy trong máu thấp hơn mức bình thường. Trung bình, lượng hemoglobin sẽ khác nhau giữa nam và nữ. Người bệnh được coi là thiếu máu khi mức hemoglobin dưới 13,5g/100ml ở nam và 12,0g/100ml ở phụ nữ. Bệnh thiếu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính và tuổi tác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu thay đổi theo từng cá thể từ nhẹ đến nặng. Người bệnh thường sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, da xanh tái, kèm theo một số triệu chứng sau:

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

– Đau đầu.

– Nhịp tim không đều.

– Khó thở, đau tức ngực.

– Chân tay lạnh.

– Ngất xỉu.

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trên, tốt hơn hết nên sớm thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời tránh để tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.

Người bệnh thiếu máu thường bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…

Bệnh thiếu máu nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh thiếu máu, một số nguyên nhân chính thường gặp đó là:

– Thiếu máu do mất máu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng thiếu máu. Mất máu có thể xảy ra trong một số trường hợp như: phẫu thuật, chấn thương, sinh đẻ, bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, nhiễm giun móc,…

– Thiếu máu do giảm quá trình tạo máu: Sắt, vitamin B12, acid folic là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, do vậy thiếu máu là hệ quả tất yếu khi cơ thể thiếu hụt những chất này.

– Thiếu máu do không tái tạo được hồng cầu: Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không sản sinh đủ hồng cầu. Nhiễm trùng, bệnh tự miễn, tiếp xúc với hóa chất độc hại,… là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

– Thiếu máu trong các bệnh mạn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận,… Các bệnh lý này gây trở ngại trong quá trình tủy xương sản sinh hồng cầu.

– Thiếu máu trong một số bệnh lý hiếm gặp: bệnh bạch cầu, thiếu máu tan máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu sốt rét, thalassemia là những bệnh hiếm gặp, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu bao gồm: tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiếu máu, người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, rối loạn đường tiêu hóa, kinh nguyệt kéo dài…

Xem thêm:

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và acid folic

Cách nhận biết và giải pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ không khó để điều trị, trừ nguyên nhân từ những bệnh lý mạn tính, hiếm gặp. Bởi vậy, nếu chủ quan không sớm điều trị dứt điểm, thiếu máu lâu ngày có thể gây ra một số biến chứng sau:

– Mệt mỏi cùng cực như mất hết sức, người bệnh không thể hoàn thành mọi công việc hằng ngày.

– Thiếu máu do thiếu acid folic có thể gây hiện tượng sinh non ở phụ nữ mang thai, trẻ sinh ra thiếu cân,…

– Vấn đề tim mạch: Thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim), hoặc suy tim.

– Tử vong do một số bệnh thiếu máu di truyền hiếm gặp chẳng hạn như: thiếu máu tan máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia,… do mất máu nhanh, thiếu máu trầm trọng gây sốc.

Thiếu máu do thiếu acid folic có thể khiến mẹ bầu dễ đẻ non, trẻ sơ sinh thiếu cân

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh thiếu máu

Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ cần thông tin về tiền sử gia đình, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… của bạn, cùng xét nghiệm máu với 2 chỉ số quan trọng là hemoglobin và hematocrit (nồng độ hồng cầu trong máu). Ngoài ra, để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác.

Các phương pháp trị bệnh thiếu máu

Liệu pháp sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thiếu máu

Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh và mức độ nặng nhẹ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định một hoặc một số loại thuốc phù hợp như:

– Truyền máu nếu người bệnh gặp tình trạng thiếu máu nặng.

– Thiếu máu do thiếu dưỡng chất sẽ dùng các loại thuốc bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic cùng một số vitamin và khoáng chất khác.

– Sử dụng Erythropoietin tổng hợp – hormon được sản sinh bởi thận, kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu.

– Sử dụng một số thuốc ức chế miễn dịch chẳng hạn như corticosteroid,…

– Thuốc điều trị bệnh mắc kèm khác như: thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc tẩy giun, thuốc giảm đau, kháng sinh với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

– Cây ghép tủy xương với trường hợp tủy xương không thể sản sinh hồng cầu.

Liệu pháp không dùng thuốc điều trị bệnh thiếu máu

Việc quan trọng đầu tiên mà người bệnh thiếu máu cần phải làm đó là thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học bằng cách:

– Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu chẳng hạn như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có màu xanh đậm, thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu tương, cá, trứng, sữa…

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược tự nhiên chứa Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu. Đặc biệt là Đương quy, vị thuốc nổi tiếng là bổ máu, tăng tuần hoàn lưu thông khí huyết rất tốt. Nghiên cứu hiện đại còn chứng minh rằng, các hoạt chất sinh học trong vị thảo dược này còn có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào hồng cầu tại tủy xương, phù hợp với những người bị thiếu máu do mọi nguyên nhân. Khi sử dụng kết hợp với những thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tim, thận, tiêu hóa như Ích trí nhân, Xuyên tiêu, người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giảm đi các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, da tái xanh do bệnh thiếu máu gây ra.

Nếu bạn được cần tư vấn chi tiết hơn về chứng bệnh này cũng như các phương pháp trị bệnh an toàn, hiệu quả, hãy gọi tới số điện thoại 024.3775.90510972.032.029, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn!

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả

Phương pháp chẩn đoán thiếu máu chính xác nhất

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tài liệu:

https://www.medicinenet.com/anemia/article.htm

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/diagnosis-treatment/drc-20351366

Viết bình luận

  1. Hiệp :

    E bị cúi xuống 10 giay là bị choáng váng mặt mày ko còn mau long ngực đập mạnh khổ thơ gây hoang mang lo âu phải an miếng banhu ngọt hay kẹo ngọt motu lát mới hồi lại được đi khám cacu kiểu ko ra bệnh có phương pháp nào để nhận biết bệnh của e ko.. bác sĩ hiện cơ ở Sài Gòn ko

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Biểu hiện bạn đang gặp phải có khả năng do huyết áp thấp tư thế gây ra. Tình trạng này xảy ra khi áp lực bơm máu lên não không đủ, bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng bệnh này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/ha-huyet-ap-tu-nguyen-nhan-gay-chong-mat-moi-ngay.html
      Không biết bạn đã đi khám ở đâu? Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám thêm tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện đến tổng đài 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bạn sức khỏe!